Total Pageviews

Popular Posts

Search This Blog

Followers

Pages

Wednesday, April 20, 2011

VAI TRO XA HOI CUA TON GIAO

VAI TRÒ XÃ HỘI CỦA TÔN GIÁO

Tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của con người, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa, tinh thần. Tôn giáo góp phần vào việc cố kết, thống nhất cộng đồng dân tộc bắt đầu từ các hình thức tín ngưỡng sơ khai (Tôtem giáo) đến các tôn giáo lớn về sau này. Ở phương Tây cổ điển cũng như phương Đông huyền bí, ý thức tôn giáo luôn tạo ra một lối sống riêng, một cách ứng xử khác nhau của các dân tộc trên thế giới. Sự ảnh hưởng của tôn giáo vào đời sống xã hội là không chối cãi được. Sự ảnh hưởng đó đôi khi là trở lực kìm hãm sự phát triển của xã hội. Nhưng nó góp phần tạo nên những nền văn minh, những giá trị văn hóa khác nhau, (như nền văn minh Hồi giáo, văn minh Chính thống giáo, Kitô giáo, Nho giáo, Phật giáo)... Do vậy, tôn giáo tạo nên những dấu ấn riêng trong phong tục, tập quán, cách ứng xử vào văn học, nghệ thuật của cư dân chịu ảnh hưởng.

Tôn giáo đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị – xã hội. Đặc biệt, dưới thời Trung cổ, ở phương Tây đạo Kitô đóng một vai trò đặc biệt trong đời sống tinh thần, kinh tế, chính trị, xã hội. Mọi vấn đề liên quan đến con người, xã hội đều thuộc về Chúa. Kitô giáo chi phối tất cả các hoạt động của con người và xã hội. Giai cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo cho những mục đích chính trị – xã hội khác. Bởi vậy dưới thời phong kiến, châu Âu sống trong “Đêm trường Trung cổ”. Kitô giáo vì thế có một ý nghĩa to lớn trong đời sống chính trị – xã hội phương Tây. Còn ở các nước chịu ảnh Nho giáo như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam... thì nó trở thành ý thức hệ căn bản, chi phối mạnh mẽ mọi mặt của đời sống xã hội. Tóm lại, tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong đời sống chính trị – hội của mọi thời đại.

Tuy nhiên, đối với mỗi cá nhân, từng con người trong xã hội, tôn giáo có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi trong thực tế khi con người gặp nguy nan, tai biến con người được tôn giáo an ủi và bảo đảm hy vọng. khi con người mắc những tội lỗi, sai lầm, tôn giáo bày cho con người sám hối để tâm được yên tĩnh. Với niềm tin được thần linh phù hộ che chở, con người cảm thấy an toàn.

Tóm lại, tôn giáo có vai trò văn hóa khá rõ rệt trong đời sống xã hội. Trong tôn giáo, cái thiện vẫn là cái chủ yếu, ta có thể thấy ở bất kỳ tôn giáo nào cũng đều có những lời khuyên răn tốt đẹp. Tín ngưỡng tôn giáo vì thế trở thành một nhu cầu quan trọng của một bộ phận nhân dân. Trong tương lai, tôn giáo thu hẹp hơn vai trò xã hội do sự phát triển của khoa học kỷ thuật ngày càng mạnh mẽ. Niềm tin của con người vào thần thánh dần dần nhường chỗ cho niềm tin của con người vào thế giới thực tế, vào khoa học kỷ thuật. Tuy vậy, tôn giáo vẫn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong cộng đồng, xã hội và con người.

CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA TÔN GIÁO

Chức năng xã hội chủ yếu, đặc thù của tôn giáo là: đền bù hư ảo. Con người trong xã luôn tiềm ẩn hoặc hiển hiện những nỗi bất lực, yếu đuối nhất định. Do vậy, để đền bù lại sự bất lực yếu đối đó, con người cần đến một chỗ dựa vững chắc, một niềm an ủi nhất định để động viên, khích lệ họ tiến lên. Do vậy, con người cần đến tôn giáo. Bởi trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên có những điều vượt qua giới hạn hiểu biết của con người. Thực tế đó, khiến con người cảm thấy bất lực trước mối quan hệ này. Cho nên, trong bất kỳ một xã hội nào ở trong những điều kiện lịch sử khác nhau tôn giáo đã và luôn đóng vai trò là yếu tố đền bù hư ảo cho sự bất lực yếu ớt của con người, an ủi, khuyến khích, động viên họ hướng vào những lực lượng siêu nhiên, do mình tưởng tượng ra để giải quyết sự yếu kém, bất lực của mình trước những hiện tượng tự nhiên và xã hội. Tôn giáo trở thành nguồn động viên, an ủi con người một cách rất hiệu quả. Nó có thể giúp con người lãng quên thế giới đầy những khó khăn, sự lo âu, nỗi sợ sệt trên trần thế để tìm đến một sự giải thoát trong thế giới hư hư - thực thực của tôn giáo. Tuy nhiên, chức năng này cũng tạo ra một tác dụng tiêu cực khác là làm cho con người xa rời cuộc đấu tranh của thế giới trần tục, tách quần chúng khỏi cuộc đấu tranh năng động, phức tạp, lâu dài, gian khổ của thế giới trần thế. Tóm lại, với chức năng đền bù hư ảo, tôn giáo có một ý nghĩa to lớn trong đời sống của con người.

Chức năng thứ hai: có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là chức năng điều chỉnh. Bởi lẽ, tôn giáo tạo ra một hệ thống chuẩn mực và giá trị. Điều đó giúp cho việc điều chỉnh hành vi, cách ứng xử, nói năng của con người trong cộng đồng xã hội. Ngoài ra, nó định hướng con người trong cách đánh giá, nhìn nhận mối quan hệ đặc biệt giữa con người với giới tự nhiên, với siêu nhiên. Điều này hình thành nên thế giới quan của con người trong quan hệ với tự nhiên lẫn xã hội. Con người đặt trong mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội thông qua tôn giáo sẽ tự điều chỉnh mình cho phù hợp. Cho nên, tôn giáo giúp cho việc tạo ra những thang bậc giá trị và chuẩn mực trong xã hội. Bởi lẽ, suy cho cùng tôn giáo đề cao tính thiện, nhân văn, căn bản của con người. Nó vừa là thước đo giá trị vừa bảo vệ con người tránh sự lệch chuẩn của xã hội. Tôn giáo giữ cho con người khỏi những biểu hiện tha hóa của xã hội. Bởi họ được giáo dục lòng tin về những đấng siêu nhiên nào đó rất linh thiêng luôn ở bên cạnh cuộc sống và theo dõi những hành động của mình. Cho nên, tôn giáo cho con người lòng tin về tình yêu thương, sự chở che bao bọc của đấng linh thiêng ở xung quanh hoặc trên cao họ. Cho nên con người muốn tạo ra được sự liên kết với thần linh cũng như liên kết với cộng đồng xã hội thì phải luôn giữ mình trong sạch. Vì thế chức năng liên kết của tôn giáo tạo sự thanh tẩy cho tâm hồn, lối sống, hành vi của con người. Mặt khác với chức năng điều chỉnh, tôn giáo hạn chế nỗi đau, điều lo lắng của con người bằng cách hướng họ tới những chân trời mới. Niềm tin không lý giải hết của tôn giáo tạo cho con người có khả năng tự điều chỉnh suy nghĩ, cách tư duy của mình trước những vấn đề nan giải của bản thân, cộng đồng xã hội. Chính điều này đã làm nổi bật chức năng điều chỉnh của tôn giáo.

Chức năng thứ ba của tôn giáo là liên kết. Tôn giáo không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh cho một con người, một tập thể nhất định. Nó còn có một mối liên hệ đặc biệt với hệ thống chính trị - xã hội. Trong quá khứ và hiện tại, tôn giáo luôn có chức năng quan trọng đó. Theo từng thời kỳ lịch sử từng quốc gia, khu vực nhất định, mỗi nơi chọn cho mình một niềm tin, một tôn giáo nhất định vừa đóng vai trò định hướng niềm tin của cá nhân, cộng đồng vừa liên hệ với hệ thống chính trị - xã hội. Mặt khác, tôn giáo có khả năng liên kết cá nhân, cộng đồng chặt chẽ hơn đối với những con người cùng một niềm tin tôn giáo. Sự liên kết đó thể hiện cụ thể trong mối quan tâm, giúp đở lẫn nhau trong những dịp lễ lộc, ngày tết, tang ma, cưới xin…Những người có cùng niềm tin tôn giáo còn giúp đở, an ủi nhau trong những biến động, hoạn nạn, đau khổ…Chính điều này làm cho cuộc sống của con người càng thêm gắn bó với nhau hơn và tràn đầy tính nhân văn, nhân bản. Tôn giáo chân chính hướng con người đến điều thiện vì thế tính liên kết của tôn giáo tạo ra những giá trị căn bản của con người trong mối liên hệ cá nhân, cộng đồng, xã hội.

Tóm lại, tôn giáo có chức năng, vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội lẫn đời sống tâm linh của con người trong cộng đồng, quốc gia - dân tộc. Mặc dù nó là một "thế giới quan lộn ngược", nhưng nó là nơi nương náu tâm linh của con người trong mọi thời đại. Vì thế, tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hóa - đạo đức được phổ biến ở các nước trên thế giới và tồn tại từ xa xưa cho đến ngày nay trong lịch sử. Việc phân tích, đánh giá vai trò, chức năng của tôn giáo luôn là vấn đề phức tạp, xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau. Nhưng có một thực tế là khi gặp bất trắc, khó khăn, gian nguy, tai nạn thì tôn giáo trở thành niềm an ủi, hy vọng của con người. Mặt khác khi con người vấp phải sai lầm, phạm tội lỗi thì tôn giáo bày cho con người cách sám hối. Tôn giáo che chở, phù hộ cho con người để họ cảm thấy an toàn trước mọi biến loạn của cuộc sống. Cho nên tôn giáo luôn đóng một vai trò, chức năng vô cùng quan trọng của đời sống con người trong cộng đồng xã hội.

TÓM TẮT

Cuối thế kỷ XVIII, vua Louis XVI của vương triều Buôcbông không có nhiều tài cán như các vị vua trước. Thêm vào đó, hoàng hậu Antoanet (vợ vua - công chúa nước Áo) lại tham chính. Triều đình sống vô cùng xa hoa, hoang phí cho nên số nợ lên đến 4,5 tỷ fran, nên ngân hàng không cho vay lãi nữa. Cuộc khủng hoảng tài chính đã đưa nhà vua vào cảnh cùng quẫn. Cuối cùng nhà vua phải triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp (khoảng 170 năm chưa họp) vào mùa xuân năm 1789 để giải quyết các vấn đề tài chính của triều đình, nhưng đẳng cấp thứ ba không muốn điều đó.

Vì thế, ngày 17/06/1789, đẳng cấp thứ 3 tuyên bố họ là Quốc dân hội nghị, đại biểu cho toàn dân. Nhân dân Paris ủng hộ họ.

Ngày 20/06/1789, nhà vua đóng cửa hội trường không cho đại biểu đẳng cấp thứ 3 họp. Nhưng đẳng cấp thứ 3 tuyên bố sẽ không giải tán khi không soạn thảo xong hiến pháp. Cuối cung 2nhà vua phải đồng ý cho 3 đẳng cấp họp chung.

Ngày 9/7/1789 Quốc dân hội nghị đổi tên là Quốc hội lập hiến. Nhà vua chuẩn bị đàn áp, nhưng nhân dân cũng đã chuẩn bị cho cuộc nổi dậy. Từ tối 12/7/1789 đã nổ ra cuộc tổng khởi mở màn cho cuộc Đại Cách mạng Pháp.

Cuộc cách mạng tư sản Pháp là một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử, chia thành 3 giai đoạn chủ yếu sau:

Giai đoạn I: 14/7/1789 - 10/8/1792, giai đoạn cầm quyền của phái Lập hiến.

Sau ngày 12/7/1789 nhân dân Paris đã chiếm các kho vũ khí, thành lập một uỷ ban lãnh đạo và theo lệnh của uỷ ban nhân dân đã rèn đúc vũ khí thô sơ. Ủy ban vệ quốc được thành lập.

Ngày 14/7/1789, nhân dân đã chiếm ngục Basti, Paris cũng lọt vào tay nghĩa quân. Giai cấp tư sản đã nắm được chính quyền, dù vẫn bảo tồn sự trị vì của vua Louis 16. Đây là giai đoạn Lập hiến. Trong giai đoạn này chính quyền đã làm được những việc sau:

+ Thương lượng với nhà vua để thành lập chính phủ Lập hiến.

+ Công bố Pháp lệnh tháng 8 vào ngày 4 & 11 tháng 8; qui định đại biểu quí tộc trong hội nghị lập hiến phải từ bỏ các đặc quyền phong kiến khác.

+ Ngày 26/8/1789 Hội nghị Lập hiến đã thông qua "Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền", "Tự do, bình đẳng, bác ái".

+ Chính phủ đã thực hiện sự thay đổi về hành chính, tháng 1/1790, nước Pháp chia làm 83 quận, hệ thống hành chính thống nhất, thị trường mở rộng, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Tháng 1/1791, vua định chạy trốn nhưng bị phát hiện và bắt về Paris. Nhân dân phẩn nộ đòi đưa nhà vua ra xét xử. Nhưng chính phủ Lập hiến dùng binh lính đàn áp họ, bảo vệ nhà vua. Vì thế, chính quyền cách mạng đã lộ rõ tính phản động của nó.

+ Quốc hội lập hiến đã soạn thảo xong bản Hiến Pháp. Vua Louis 16 đã thông qua Hiến Pháp vào tháng 9/1791, nhằm khẳng định chính thể mới của nước Pháp và củng cố quyền lợi của giai cấp tư sản. Tuy nhiên, Hiến pháp này còn rất nhiều mặt hạn chế của nó.

Ngày 30/9/1791, Quốc hội lập hiến giải tán, Quốc hội lập pháp được thành lập gồm 766 đại biểu, trong đó chỉ có 3 nông dân, 4 thợ thủ công, còn tuyệt đại bộ phận là người của phái quân chủ lập hiến. (Nhiều nhà dân chủ của Quốc hội lập hiến trước đó không được quyền tham gia Quốc hội lập pháp). Đây là giai đoạn mà phái hữuphái giữa khống chế Quốc hội. Còn phái tả chia thành hai nhóm chủ yếu: Ghigôngđanh & Giacôbanh.

Đây là giai đoạn Quốc hội lập pháp điều hành công việc trong nước. Nền quân chủ lập hiến.

Tuy nhiên, đây là thời kỳ mà các lực lượng phản động trong và ngoài nước điên cuồng chống phá cách mạng. Bên ngoài Áo - Phổ liên minh với phong kiến Pháp lưu vong chuẩn bị đánh Pháp. Nhân đó, vua Louis 16 muốn mượn thế lực của bên ngoài để đàn áp cách mạng, khôi phục ngai vàng. Hoàng hậu bí mật đưa kế hoạch tác chiến cho Áo nên tình hình cáng phức tạp.

Nhân dân và phái dân chủ cấp tiến yêu cầu kháng chiến. Quần chúng đã xây dựng công xã Paris vào tháng 6/1792. Quần chúng nhân dân làm áp lực. Hội nghị Lập hiến tuyên bố "Tổ quốc lâm nguy" và kêu gọi nhân dân cầm vũ khí bảo vệ tổ quốc.

Phái dân chủ tích cực hoạt động lật đổ nhà vua thành lập nền cộng hòa. Ngày 25 tháng 7 công tước Áo tuyên bố nhà vua bị xúc phạm y sẽ huỷ diệt Paris. Lời tuyên bố đó khiến nhân dân căm giận. Họ yêu cầu phế truất nhà vua, triệu tập Hội nghị quốc ước và chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang.

Ngày 9/8/1792, nhân dân Paris kéo vào hoàng cung. Dưới sức mạnh của cuộc khởi nghĩa của quần chúng nhân dân, cách mạng đã chuyển sang giai đoạn mới

Giai đoạn II: 10/8/1792 - 2/6/1793, thành lập nền Cộng hòa, chính quyền của phái Girondins.

Dưới sức mạnh của quần chúng nhân dân trong cuộc khởi nghĩa ngày 10/8/1792, Quốc hội lập pháp buộc phải phế truất nhà vua, triệu tập Hội nghị Quốc ước, kết thúc nền quân chủ lập hiến, thủ tiêu hiến Pháp 1791.

Phái Gicôbanh đã kiên quyết chống ngoại xâm, xây dựng quân đội, đúc vũ khí, xây dựng phòng tuyến quanh Paris. Ngày 2/9/1792 quân Phổ đánh Vecđoon, Công xã kêu gọi thêm người tình nguyện chiến đấu. Từ 2 - 5/9/1792, quân cách mạng tiêu diệt bạn phản động trong nước, sau đó tiên thẳng ra ngoài biên cương, đánh tan quân Phổ ở trận Vanni, đuổi quân thù ra khỏi bở cõi ở mặt trận phía đông của mình.

Ngày 21/9/1792, hội nghị Quốc ước khai mạc phiên họp đầu tiên, chính thức tuyên bố phế truất vua. Trong hội nghị Quốc ước có nhiều phe phái, nên cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục, đẩy cách mạng tiến lên một cách gay gắt. (Phái hữu: Girondins, phái tả: Giacôbanh (phái Núi). Phái Đầm lầy, đông đảo nhất, nhưng nghiêng ngả giữa hai bên. Trong đó, phái hữu sợ đẩy cách mạng tiến lên sẽ sinh ra nguy hiểm. Phái tả muốn tiến lên. Phái đầm lầy nghiên ngả hai bên. Cuối cùng phái Giacôbanh vẫn là phái làm cách mạng kiên quyết nhất.

Tiêu điểm của cuộc đấu tranh là việc xử lý nhà vua. Kết quả, nhà vua bị kết án tử hình và đưa lên máy chém ngày 21/1/1793. sau đó Hoàng hậu cũng bị xét xử. Phái Girondins ngày càng bảo thủ.

Cuối cùng phái Giacôbanh và phái Girondins vì mâu thuẫn nhau trong việc giải quyết giá cả hàng hóa trong nước nên phái Girondins tức giận, khủng bố những người cách mạng. Nhân dân căm phẩn, vì không lật đổ phái này thì cách mạng có nguy cơ bị tiêu diệt. Vì thế cách mạng tư sản Pháp chuyển sang một giai đoạn khác đưa phái Giacôbanh lên nắm chính quyền, kết thúc giai đoạn II của cuộc cách mạng.

Giai đoạn III: Nền chuyên chính Jacobins: 3/6/1793 - 27/7/1794

Phái Jacôbanh bước lên địa vị lãnh đạo cách mạng trong điều kiện đất nước vô cùng khó khăn. Tình hình trong nước vô cùng phức tạp. Bên ngoài nước Pháp đã bị các thế lực thù địch bao vây cả 6 mặt. Quân Anh (p.Bắc, p.Tây và p.Nam); tại đây họ đã ủng hộ các thế lực phong kiến đưa con của Louis 16 lên làm vua ở Tulông là Louis 17 để được quyền lợi ở cảng này. Còn phía Đông Bắc là quân Hà Lan. Quân Phổ và quân Áo ở phía Đông. Biên giới phía Nam bị quân Tây Ban Nha đe dọa.

Phái Giacôbanh đã thi hành những chính sách quyết liệt giải quyết những vấn đề mấu chốt của cách mạng mới của nguy của nước Pháp, bảo vệ nền Cộng hòa tư sản.

+ Giải quyết vấn đề ruộng đất của nông dân

+ Ngày 24/6/1793, Hội nghị Quốc ước thông qua Hiến pháp mới

+ Phát lệnh Tổng động viên vào ngày 23/8/1793 để lập lực lượng vũ trang cách mạng. Ngày 10/10/1793 hội nghị Quốc ước đã ban hành sắc lệnh thành lập chính phủ lâm thời, xác lập nền chuyên chính Giacôbanh.

Từ tháng 9 - 12/1793 quân cách mạng đã đẩy dần quân thù ra biên giới. Nhiều người đã lập được được chiến công lừng lẫy như đại úy trẻ tuổi Napoleon Bonaparte trong trận Tulông. Nền độc lập được giữ vững, chế độ cộng hòa tư sản được bảo vệ, nền chuyên chính Giacôbanh ở đỉnh cao. Đó cũng chính là điểm chấm dứt nền thống trị của nó. Nền chuyên chính Giacôbanh tan vỡ.

Sau khi giai cấp tư sản hoàn toàn nắm quyền lực thì lợi ích của họ được đặt lên hàng đầu, tìm mọi cách ngăn chặn sự phát triển của cách mạng. Do vậy, ngay khi tin thắng trận thì ngày 27/7/1794, phái Tecmiđo phái cộng hòa tư sản đã làm cuộc chính biến, lật đổ phái Giacôbanh lên nắm chính quyền 15/10/1794.

About Me

Hochiminh-City, Mien Nam, Vietnam
Tiến sĩ Sử học, giảng viên Truong Dai hoc Khoa hoc xa hoi va nhan van - Đại học Quốc gia TP.HCM