Total Pageviews

Popular Posts

Search This Blog

Followers

Pages

Wednesday, April 20, 2011

TIM HIEU TRIET HOC AN DO CO DAI

Triết học An Độ cổ đại là một trong những tinh hoa tư tưởng của nhân loại. Kinh Upanishad vì thế có một ý nghĩa quan trọng trong lịch sử triết học An Độ. Do vậy, nó luôn được kế thừa và phát triển. Cho nên, chúng tôi thực hiện đề tài này như là bước đầu tìm hiểu những giá trị căn bản của triết học cổ đại An Độ nói chung và kinh Upanishad nói riêng.

1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

Thời kỳ cổ đại, đặc biệt từ thế kỷ thứ VI TCN đến thế kỷ thứ I TCN, tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tư tưởng-triết học An Độ phát tirển mạnh mẽ dưới tác động của những biến cố lịch sử.

An Độ cổ đại xoay quanh hai nền văn minh lớn ở sông An và sông Hằng. Đây là những con sông mang nguồn nước và phù sa về tưới cho cả một vùng rộng lớn ở miền Bắc An, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên và khí hậu của An Độ rất phức tạp với núi non trùng điệp, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, có vùng lạnh giá quanh năm tuyết phủ, lại có những vùng sa mạc khô cằn, nóng nực… Tất cả những yếu tố khó khăn, khắt nghiệt đó đè nặng lên đời sống của người dân An Độ.

Về mặt kinh tế: Có sự phát triển vượt bậc, trên cơ sở mở mang thêm các công trình thủy lợi. Đó là cơ sở quan trọng cho quá trình phát triển nông nghiệp của cư dân An Độ cổ đại. Bởi lẽ, các nhà nước phương Đông thường tập trung quanh các con sông lớn như sông Nil (Ai Cập), sông Tiger (Lưỡng Hà), sông Hoàng Hà (Trung Quốc), sông An và sông Hằng (An Độ). Đây là những con sông cung cấp phù sa, độ màu mở cho đất đai canh tác nông nghiệp, hình thành nền văn minh nông nghiệp. Công cuộc khai hoang cũng được mở rộng làm tăng diện tích đất canh tác. Trên cơ sở mở mang các công trình thủy lợi, đất canh tác, tăng cường trồng các loại ngũ cốc, nông nghiệp vì thế phát đạt. Kinh tế tự nhiên chiếm phần ưu thế. Bên cạnh đó, ngành thủ công tương đối phát đạt với các nghề đa dạng: dệt vải, bông, đay, sợi, tơ lụa, nghề luyện sắt, làm đồ gỗ, gốm sứ, làm đồ trang sức… Thương nghiệp, buôn bán cũng phát triển ở An Độ cổ đại. Từ đó trong lòng quốc gia này hình thành nên một tầng lớp mới là thương gia và thợ thủ công. Tiền tệ xuất hiện. Nhiều thành phố trở thành những trung tâm công thương nghiệp quan trọng. Mạch buôn bán, thông thương trong và ngoài nước được kết nối và phát triển. Thời kỳ cổ đại, các con đường thương mại thủy bộ nối liền An Độ với các quốc gia Trung Hoa, Ai Cập, các nước Trung Á cũng xuất hiện. Cho nên, nhìn một cách tổng thể thì thời kỳ cổ đại An Độ là một trong những trung tâm kinh tế phát đạt của phương Đông.

Xã hội An Độ: đặc trưng với chế độ đẳng cấp gọi là chế độ "Varna". Chế độ "Varna" đã góp phần qui định cơ cấu xã hội và ảnh hưởng nhiều đến hình thái tư tưởng An Độ cổ đại. Đó là chế độ xã hội dựa trên sự phân biệt về chủng tộc màu da, dòng dõi, tôn giáo, hôn nhân…hình thành trong quá trình người Arya chinh phục thống trị người Dravida cũng như cả trong quá trình phân hóa xã hội người Arya giữa quý tộc và thường dân. Thời kỳ này, An Độ tồn tại chế độ chiếm hữu nô lệ gia trưởng và nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền kiểu phương Đông. Trong đó quyền lực của các bậc đế vương được đảm bảo trên cơ sở sở hữu lớn về ruộng đất. Theo thánh kinh Bàlamôn và Bộ luật Manu về cơ bản, xã hội An Độ phân chia thành bốn đẳng cấp lớn; đứng đầu là đẳng cấp tăng lữ, lễ sư Bàlamôn (Brahmana), thứ hai là đẳng cấp vương công, vua chúa, tướng lãnh, võ sĩ (Kshatriya), thứ ba là đẳng cấp thương nhân, điền chủ và thường dân Arya (Vaishya), thứ tư là đẳng cấp tiện dân và nô lệ (Shudra, Sudra). Ngoài bốn đẳng cấp trên còn có những người bị coi là ngoài đẳng cấp xã hội. Đó là tầng lớp người cùng đinh, hạ đẳng, Paria, như người Chandala. Chế độ đẳng cấp và thể chế xã hội luôn đè nặng lên đời sống người dân An Độ. Việc phân chia xã hội thành những đẳng cấp với những tính chất khắt khe, nghiệt ngã của nó đụng chạm đến quyền lợi của các tầng lớp người trong xã hội: như thương nhân, thợ thủ công và nông dân. Nó ngăn cãn con đường phát triển của xã hội. Vì thế trong xã hội An Độ cổ đại đã dậy lên một làn sóng phản đối sự thống trị đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp làm rung động cả nông thôn lẫn thành thị. Mặt khác, sự tồn tại day dẳng của những công xã nông thôn trong đó các đế vương nắm quyền lực vô hạn về sở hữu ruộng đất và thần dân cũng đã đè nặng lên đời sống của người dân An Độ. Do vậy, triết học, tôn giáo thời kỳ này đều tập trung vào việc lý giải căn nguyên nỗi khổ và tìm cách giải thoát con người khỏi những lo âu, khổ não của đời sống mà họ đang gánh chịu. Trong đó, người nô lệ có một cuộc sống khổ sai cùng cực. Vì thế, xã hội chiếm hữu nô lệ gia trưởng An Độ chứa đựng đầy rẫy những mâu thuẫn, phức tạp.

Về khoa học An Độ cổ đại khá phát triển. Thiên văn học xuất hiện; người An Độ biết sáng tạo ra lịch pháp, giải thích dược hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. Về toán học: người An Độ đã phát minh ra chữ số thập phân, tính được số pi, giải phương trình bậc 2,3… Y học An Độ cũng ra đời rất sớm. Những thành tựu khoa học giúp con người khám phá, cải tạo tự nhiên và là cơ sở hình thành thế giới quan triết học duy vật và những tư tưởng biện chứng tự phát.

Văn hóa-nghệ thuật: Những công trình kiến trúc độc đáo cùng với những thành tựu văn hóa rực rỡ thời cổ đại vừa có ý nghĩa triết học, tôn giáo vừa biểu hiện tinh thần, ý chí, tình cảm… của người An Độ.

Tất cả những đặc điểm lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội cùng với sự phát triển rực rỡ của văn hóa, khoa học An Độ cổ đại là những tiền đề lý luận và thực tiễn phong phú làm nẩy sinh và phát triển những tư tưởng triết học thời cổ đại.

2. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TRONG KINH UPANISHAD

Tư tưởng triết học An Độ cổ đại được hình thành từ cuối thiên niên kỷ thứ II đầu thiên niên kỷ thứ I TCN bắt nguồn từ thế giới quan thần thoại, tôn giáo; thờ vật tổ - totemisme và tín ngưỡng vật linh animisme. Những tư tưởng triết học An Độ thực sự xuất hiện thời Upanishad (thế kỷ X-VI TCN). Đầu thế kỷ X TCN, đạo Rig-Véda, hình thức đầu tiên của An Độ giáo, một thứ tôn giáo có tính chất đa thần, tự nhiên dựa trên tư tưởng triết lý của thánh kinh Véda, sau đóđạo Bàlamôn dựa trên triết lý của Upanishad và chế độ đẳng cấp, tôn thờ thần tối cao, toàn năng - Brahma, sáng tạo và chi phối vũ trụ ra đời. Những kinh Upanishap: là những kinh sách bình chú tôn giáo - triết học, giải thích ý nghĩa triết lý sâu xa của tư tưởng thần thoại, tôn giáo Véda, trong đó nêu lên những lập luận khái quát về "đấng sáng tạo tối cao", về "tinh thần thế giới vô ngã" Brahman và bản chất tâm linh con người.

Trong kinh Upanishad, những nguyên lý trừu tượng khái quát giải thích căn nguyên và bản chất của vũ trụ bằng một "đấng sáng tạo" duy nhất, bằng "tinh thần thế giới vô ngã", tuyệt đối, tối cao. Tư tưởng ấy được tìm thấy trong các bài thánh kinh Rig-Véda nói về khởi nguyên của vũ trụ gọi là Nasadiya. Triết lý An Độ đã vạch ra cái chung, cái bản chất với nguyên lý trừu tượng để giải thích về căn nguyên của vũ trụ. Đó cũng là xu hướng tất yếu của tư tưởng triết học An Độ về sau này. Trong đó ba vị thần: Brahma (sáng tạo), thần Shiva (Hủy diệt) và Vishu (Bảo vệ) như trong kinh Upanishad, trong Bhagavad-Gita. Ba vị thần này thể hiện sự thống nhất của vũ trụ theo một qui trình: sáng tạo-bảo tồn-hủy diệt và ngược lại.1 Tóm lại, tư tưởng triết học trong kinh Upanishad - một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh Véda. Nó là những lời bình giải tôn giáo triết học cổ An Độ về các lẽ thiết yếu, ý nghĩa triết lý sâu sa của các bài kinh, các nghi lễ cũng như các bản thần thoại Véda được biên soạn qua nhiều thế kỷ, bởi các tông phái, các đạo sĩ trong những hoàn cảnh, địa phương khác nhau.

Triết gia Schopenhauer cho rằng" Khắp thế giới không có gì ích lợi, nâng cao tâm hồn con người bằng các Upanishad. Nó an ủi đời sống của tôi, nó sẽ an ủi tôi khi tôi chết". Theo đó, chúng ta nhận thấy một điều rằng: Upanishad là tác phẩm triết lý và tâm lý cổ xưa nhất không chỉ có ý nghĩa sâu xa nhất đối với triết học An Độ cổ đại mà còn có một giá trị lớn lao đối với nhân loại. Do đó, nó luôn được kế thừa và bảo tồn trong nền triết học An Độ, là một bộ phận quan trọng, tinh hoa trong tư tưởng nhân loại.

Upanishad có nghĩa là ngồi trang nghiêm cùng giảng giải lý thuyết cao siêu, huyền bí với thầy. "Shad": ngồi, "Upa": gần, "Ni": trang nghiêm. Upanishad được viết dưới hình thức hội thoại giữa các ông thầy với trò chứ không trình bày theo hệ thống các quan điểm triết học chặt chẽ trong một trường phái nhất định. Upanishad có tới hơn 200 bài kinh. Mười bài đầu người ta cho là cổ xưa nhất có nguồn gốc từ kinh Véda được viết vào khoảng thế kỷ thứ X-VI TCN. Sự xuất hiện của Upanishad được coi là "bước nhảy" hoàn toàn từ thế giới quan thần thoại, tôn giáo sang tư duy triết học.2

Upanishad cho rằng: nhận thức của con người chia thành hai trình độ: Hạ trí (aparâ - vidây), và Thượng trí (parâ - vidây). Hạ trí phản ánh sự vật, hiện tượng riêng lẻ, có hình dạng, thanh sắc đa dạng… bao gồm các tri thức khoa học, nghệ thuật. Hạ trí cũng có vai trò và công dụng của nó đối với nhận thức, là phương tiện cần thiết đưa con người hiểu biết thượng trí. Còn thượng trí là trình độ vượt qua cái thế giới hữu hình, hữu hạn, thường xuyên biến đổi để nhận thức thực tại tuyệt đối, duy nhất, bất diệt (aksara), vô hình và bản chất của tất cả những cái đang tồn tại.3

Nội dung căn bản trong các Upanishad chứa đựng những câu hỏi về bản nguyên tồn tại của thế giới và đặc biệt là hình ảnh, sự sống của con người trong đó. Upanishad đã đưa ra cách lý giải bản nguyên của thế giới này là "tinh thần vũ trụ tối cao" Brahman, là thực thể duy nhất, có trước nhất, tồn tại vĩnh cửu, bất diệt, là cái từ đó tất cả thế giới đều nảy sinh ra và nhập về với nó khi chết đi. Trong Chândogya Upanishad III, 14,1 lý giải: Linh hồn con người (Atman) chỉ là sự biểu hiện, là một bộ phận của "tinh thần tối cao". Thể xác chỉ là vỏ bọc của linh hồn, là nơi trú ngụ, hiện thân của tinh thần tối cao, tuyệt đối, bất tử Brahman. Upanishad thừa nhận một điều:" toàn bộ vũ trụ là Brahman, toàn thể vũ trụ tiềm ẩn trong lòng ta, đó là Brahman". Trong vũ trụ từ cái vô cùng lớn đến cái vô cùng nhỏ đều là biểu hiện của một cái tối cao, tuyệt đối, duy nhất Brahman. Đó là bài học quan trọng đầu tiên của các đệ tử khi đến với Upanishad. Upanishad luôn khẳng định một điều rằng: trí tuệ con người không phải là vô ích. Nhưng trước cái bao la, cao siêu của vũ trụ thì trí tuệ có một địa vị rất khiêm tốn. Tuy nhiên, nó cũng giúp chúng ta nhận biết sự vật, hiện tượng và các mối liên quan giữa chúng.

Atman (linh hồn thế giới) không phải là cái có thể nhận thức hết thông qua học hỏi. Bởi ta nhận thấy bản thể cái "ngã" của ta không phải là thể chất, không phải là tinh thần, cũng không phải là cá nhân. Nhưng nó cũng sâu thẳm, vô hình, vô thanh ở trong nội tâm ta. Đó là Atman - giai đoạn thứ nhất của nhận thức. Còn giai đoạn thứ hai là Brahman: linh hồn của vũ trụ, bản thể của thế giới là vô hình, vô sắc, vô thanh. Nó xâm nhập tất cả, không có cá tính, nhưng có trung tính. Brahman là linh hồn bất diệt, không bao giờ chết. Nó là linh hồn của mọi vật cũng như Atman là linh hồn của mọi linh hồn; nó là sức mạnh duy nhất vượt ra khỏi, vừa ở trên vừa ở dưới mọi sức mạnh và mọi vị thần. Giai đoạn thứ ba quan trọng nhất: Atman và Brahman chỉ là một. Thiên - Nhân đồng nhất. Một vị tôn sư đã diễn đạt ý đó trong ngụ ngôn bất hủ dưới đây:

"Đem lại cho ta một trái sung

Thưa tôn sư, đây

Bửa nó ra

Thưa tôn sư, con bửa rồi đây

Con thấy gì?

Thưa tôn sư, con thấy nhiều hột nhỏ

Cắt một hột đi

Thưa tôn sư, con cắt rồi đây

Con thấy gì?

Thưa tôn sư, con chẳng thấy gì cả

Đúng vậy, đấy, con, chính từ cái bản thể tế vi đó, phải, chính từ cái bản thể tế vi đó mà phát sinh ra cây sung lớn. Con tin thầy đi, chính cái bản thể tế vi đó là linh hồn của cả vũ trụ. Nó chính là cái Thực thể. Chính là Atman: Tat tavam asi - chính là con đấy, Shewetaketu ạ"

"Thưa tôn sư, con có cần phải hiểu thêm gì về điều đó nữa không?"

"Thôi đấy nhiêu thôi"4

Đoạn biện luận về Atman Brahman và sự tổng hợp Atman và Brahman được các Upanishad lặp đi lặp lại lý thuyết này để ghi sâu vào đầu óc của các tín đồ. Chính thuyết này là tinh tuý của Upanishad. Đành rằng trong các Upanishad còn nhiều thuyết khác nữa. Tóm lại, dẫu quanh co, rắc rối như thế nào đi nữa thì chung qui lại cái bản ngã( Atman) là linh hồn. Linh hồn ấy cũng đồng nhất của linh hồn vũ trụ, do đó linh hồn con người cũng sáng tạo ra thế giới.

Trong Upanishad quan niệm, linh hồn (Atman) tồn tại trong thể xác trần tục với những ham muốn, dục vọng và hành động của con người nhằm thỏa mãn những ham muốn trong đời sống trần gian đã gây ra những hậu quả, gieo đau khổ ở kiếp này và kiếp sau, gọi là nghiệp báo Karma. Vì vậy, linh hồn cứ bị giam hãm trong thể xác không nhận ra và không trở về đồng nhất với Brahman. Do vậy, muốn giải thoát linh hồn bất tử khỏi vòng vây hãm của nghiệp báo, luân hồi, thoát khỏi sự chi phối của đời sống ham muốn dục vọng… để trở về với Brahman thì con người phải dốc lòng tu luyện hành động và tu luyện tri thức. Bằng nhận thức trực giác, thực nghiệm tâm linh, con người mới nhận ra chân bản của mình. Lúc đó, linh hồn bất tử mới đồng nhất với "linh hồn vũ trụ tối cao" và bắt đầu siêu thoát (moksa).

Tóm lại, từ khi hình thành và phát triển triết học suy cho cùng xoay quanh hai vấn đề lớn là trả lời câu hỏi về sự tồn tại của vũ trụ-con người và mối quan hệ giữa linh hồn, thể xác và vũ trụ. Upanishad là một cách trả lời về cái gì là thực tại cao nhất, là căn nguyên của tất cả khi nhận thức về nó, người ta sẽ nhận thức được mọi cái còn lại và có thể giải thoát được linh hồn khỏi sự lo âu khổ não của đời sống trần tục và sự ràng buộc của thế giới biến ảo, vô thường. Đó chính là tinh thần vũ trụ tối cao Brahman duy nhất và bất diệt.

3. Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ

Với nội dung triết lý phong phú như vậy, kinh Upanishad trở thành nguồn gốc của hết thảy các quan điểm và hệ thống triết học An Độ sau này.

Tư tưởng triết học của Upanishad được đa số các trường phái triết học duy tâm sau này kế thừa. Những trường phái này tìm thấy trong đó uy thế tối cao của mình - cái uy thế mà họ cho là không có nguồn gốc từ hiện thực, mà là sự linh báo thần linh.

Ơ Upanishad mới bắt đầu có những câu hỏi và những lời giải đáp mang tính triết học. Đó là những vấn đề căn bản của triết học sau này: về con người với sự tồn tại của linh hồn, thể xác, về bản nguyên của vũ trụ… Sự ra đời của kinh Upanishad vì thế thực sự trở thành một bước "nhảy vọt" từ thế giới quan thần thoại, tôn giáo sang thế giới quan triết học. Kinh Upanishad thể hiện cách nhìn nhận, quan niệm về thế giới, con người, thần linh, linh hồn… Quan trọng nhất là Upanishad đã trả lời được cái thực tại cao nhất, là căn nguyên của tất cả mà khi nhận thức được nó, người ta sẽ nhận thức được cái còn lại và giải thoát linh hồn khỏi sự ràng buộc của đời sống trần tục.

Trong kinh Upanishad thể hiện một quan niệm duy tâm tôn giáo: Thiên - Nhân đồng nhất mà về sau các tư tưởng triết học cổ đại An Độ kế thừa. Đó là "tinh thần tối cao", duy nhất, tuyệt đối, bất diệt, vĩnh viễn Brahman - Linh hồn của vũ trụ. Vũ trụ bao la như vậy đã vượt quá tầm hiểu biết của con người. Con người với những ham muốn trần tục, bị kiềm hãm trong thể xác tội lỗi rất khó siêu thoát. Bởi lẽ, con người không dễ dàng từ bỏ những mong ước, ham muốn trần tục của mình nên luôn luân hồi trong vòng đau khổ. Chỉ khi nào con người nhận biết được mình là một thực thể bé nhỏ tồn tại trong tinh thần vũ trụ bao la Brahman và từ bỏ những dục vọng, những ham muốn tội lỗi thì mới trở về với Brahman và siêu thoát. Triết lý đó ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng triết học An Độ cổ đại trong Bàlamôn, Hinđu giáo.

Triết lý duy tâm tôn giáo Upanishad đã đóng vai trò là cơ sở lý luận cho đạo Bàlamôn cũng như đạo Hindu ở An Độ cổ đại. Upnishad cùng với triết lý Véda và đạo Bàlamôn đã trở thành hệ thống tư tưởng thống trị trong đời sống tinh thần ở An Độ cổ đại.

Suy cho cùng, kinh Upanishad có nội dung duy tâm sâu sắc và biện minh cho học thuyết duy tâm cổ đại. Đó cũng là một cách nhìn nhận về thế giới, vũ trụ và con người - những vấn đề kinh điển, đầu tiên và cơ bản của triết học. Thế giới thần linh trong kinh Upanishad dần mờ nhạt. Những nguyên lý trừu tượng, khái quát, giải thích căn nguyên và bản chất của vũ trụ bằng một đấng sáng tạo duy nhất, bằng tinh thần thế giới vô ngã. Từ thế giới đa thần, kinh Upanishad đã thống nhất trong tinh thần tuyệt đối Brahman. Như vậy, tư tưởng triết học An Độ cổ đại đã dần khám phá ra cái chung, cái bản chất của sự vật hiện tượng đa dạng phong phú ẩn đằng sau hiện thực. Thế giới hiện thực vì thế thống nhất với tinh thần vũ trụ tối cao và con người. Con người và vũ trụ, thiên nhiên có sự giao hòa, đồng nhất với nhau. Đó là tinh thần cao nhất của kinh Upanishad. Tinh thần đó thấm nhầm trong lịch sử triết học An Độ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo, Triết học Mác - Lênin, (tập I), NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999.

2. Bộ giáo dục và đào tạo, Triết học (tập I), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,2001.

3. GS. Nguyễn Gia Phu, Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam, ĐHTH Tp. HCM, 1996.

4. Will Durant - Nguyễn Hiến Lê (dịch), Lịch sử văn minh An Độ, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2003



1 B giáo dc và đào to, Triết hc (tp I), NXB Chính tr quc gia, Hà Ni, 2001, tr 25-29.

2 B giáo dc và đào to, Sách đã dn, tr 38

3 B giáo dc và đào to, Sách đã dn, tr 38

4 Will Durant - Nguyn Hiến Lê (dch), Lch s văn minh An Độ, NXB Văn hóa thông tin, Hà Ni, 2003, tr 66-67.

About Me

Hochiminh-City, Mien Nam, Vietnam
Tiến sĩ Sử học, giảng viên Truong Dai hoc Khoa hoc xa hoi va nhan van - Đại học Quốc gia TP.HCM