Total Pageviews

Popular Posts

Search This Blog

Followers

Pages

Tuesday, March 13, 2007

KIEN THUC CO BAN ON THI DAI HOC - PHAN 1



TÀI LIỆU DÀNH ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ VIỆT NAM


VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ NHẤT ĐẾN KHI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
(1919 - 1930)


BÀI I: SỰ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH
(1919 - 1929)

1. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam
- Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất thực dân Pháp đổ xô sang các thuộc địa để vơ vét, bóc lột nhằm phục vụ cho khôi phục kinh tế chính quốc và tiếp tục phát triển tư bản.
- Đông Dương là một thuộc địa quan trọng và béo bở, nên tư bản Pháp đẩy mạnh đầu tư ở đây.
- Một số ngành thu hút đầu tư lớn là nông nghiệp và khai thác mỏ. Trong nông nghiệp chú trọng đến trồng lúa và cao su, còn khai thác mỏ chủ yếu là than.
- Sau chiến tranh, thực dân Pháp không thể cai trị thuộc địa như trước được nữa; còn người dân bản xứ cũng hiểu rõ hơn giá trị của dân chủ, tự do.
- Về văn hóa giáo dục, chính sách ngu dân không thay đổi, nhưng nền giáo dục cũ không còn phù hợp, Pháp thiết lập nền giáo dục mới kiểu Pháp để thay thế.
- Tuy vậy, đối với đại đa số quần chúng nhân dân, thì giáo dục ấy rất xa vời. Cả Việt Nam số người đi học từ vỡ lòng đến đại học chỉ chiếm 1,8% dân số.
- Trong lĩnh vực báo chí công khai, Pháp cho phát triển tự do những sách báo có lợi cho chủ nghĩa thực dân.

2. Xã hội Việt Nam ngày càng phân hóa
Do tác động của công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, xã hội Việt Nam tiếp tục bị phân hóa sâu sắc.
- Giai cấp công nhân, đến năm 1929 Việt Nam đã có lực lượng hơn 200.000 công nhân chuyên nghiệp. Tuy số lượng chỉ chiếm 1,3% dân số, nhưng giai cấp công nhân Việt Nam mang đầy đủ các yếu tố của giai cấp công nhân quốc tế, đồng thời có nhiều đặc điểm riêng của một dân tộc đang đấu tranh chống đế quốc phong kiến.
- Giai cấp tư sản Việt Nam sau chiến tranh không còn điều kiện thuận lợi như trong thời kỳ chiến tranh, nhưng cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai vẫn lôi cuốn họ tiếp tục phát triển trưởng thành. Tư sản Việt Nam có mặt ở hầu hết các ngành Công - Nông - Thương, nhưng vốn liếng của họ chỉ bằng 5% so với số vốn tư bản nước ngoài. Tư sản Việt Nam sớm có ý thức đấu tranh giai cấp, nhưng không vượt qua được hạn chế yếu đuối của mình, để kết hợp đấu tranh giai cấp với đấu tranh dân tộc.
- Tiểu tư sản thành thị tăng trưởng không ngừng từ đầu thế kỷ XX đến sau chiến tranh. Theo đà phát triển của đô thị, các bộ phận tiểu tư sản ở đây sẽ tiếp tục chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong cơ cấu dân cư. Sau chiến tranh, tiểu tư sản đã vươn lên về chính trị, trở thành lực lượng đấu tranh yêu nước khá hùng hậu ở các đô thị, trong đó có những bộ phận đã dũng cảm giương lên ngọn cờ dân tộc tư sản.
- Địa chủ phong kiến - Nông dân, thợ thủ công ở nông thôn là những giai cấp có số lượng lớn, chiếm tỷ lệ đông trong cơ cấu dân cư. Địa chủ phong kiến thống trị thì ngày càng lún sâu vào con đường làm tay sai cho ngoại bang, khai thác bóc lột nhân dân. Nông dân, thợ thủ công ở nông thôn không ngừng bị bần cùng hóa, cuộc sống không lối thoát nên họ đã nổi dậy đấu tranh và sẵn sàng đi theo các giai cấp tiên tiến làm cuộc cách mạng xã hội.

BÀI II: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC ĐẦU THẾ KỶ XX

- Sau khi những phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến cuối thế kỷ 19, tiêu biểu là phong trào “Cần Vương”, thất bại thì các phong trào đấu tranh và yêu nước giai đoạn tiếp theo (đầu thế kỷ 20) ở Việt Nam tiến hành theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản.
- Những người tiêu biểu cho phong trào này là các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh.
- Tháng 1-1905, Phan Bội Châu lập ra Duy Tân Hội, chủ trương lập chế độ quân chủ lập hiến. Thực hiện chủ trương của Hội, cụ Phan Bội Châu đã phát động phong trào Đông Du, đưa học sinh đi du học ở Nhật, hướng về Nhật để đánh Pháp.
- Năm 1909, vì lợi ích giữa Nhật và Pháp, Nhật đã trục xuất cụ Phan Bội Châu và học sinh Việt Nam về nước. Tháng 5-1912, với việc đổi tên từ Duy Tân Hội sang Việt Nam Quang Phục Hội, Phan Bội Châu đã bỏ lập trường quân chủ lập hiến chuyển sang lập trường cứu nước theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản. Với chủ trương “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập Cộng hoà dân quốc Việt Nam”.
- Năm 1913, sau cách mạng Tân Hợi 1911 (Trung Quốc) thất bại, Phan Bội Châu bị nhà cầm quyền Trung Quốc bắt giam.
- Năm 1924, Phan Bội Châu quyết định cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành Việt Nam Quốc dân đảng, vạch theo cương lĩnh, đường lối chính trị Trung Hoa Dân quốc do Tôn Dật Tiên lãnh đạo.
- Hạn chế của Phan Bội Châu là vẫn chưa thấy được vai trò của lực lượng nông dân. Đặc biệt hạn chế lớn nhất là chủ trương dựa vào Nhật để đuổi pháp. Điều đó chẳng khác gì “đuổi hổ cửa trước, trước beo cửa sau”.
- Phan Chu Trinh là nhà yêu nước dân chủ nhiệt thành, ông kịch liệt tố cáo bọn quan lại phong kiến sâu mọt và tố cáo tội ác của thực dân Pháp. Oâng chủ trương: “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
- Dù theo phương pháp bất bạo động, thực dân pháp vẫn không chấp nhận phương pháp ôn hòa của ông, chúng cầm tù ông.
- Hạn chế lớn nhất của Phan Chu Trinh là đường lối cải lương phản đối bạo động và muốn dựa vào Pháp để chống phong kiến. Con đường đó của Phan Chu Trinh bị thất bại vì đấu tranh theo kiểu chẳng khác gì “xin giặt rủ lòng thương”.
- Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh có điểm giống nhau là chưa tiếp cận được xu thế của thời đại mới, do đó không tìm ra con đường cứu nước mới, con đường giành độc lập triệt để do nhân dân lao động làm chủ đất nước, lấy sức ta mà tự giải phóng cho ta.
- Thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã nói lên một sự thật: con đường dân chủ tư sản cũng không cứu được nước. Ở nước thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam, trong thời đại mới, giai cấp tư sản, giai cấp tiên tiến đang lên trước kia, ngày nay đã mất vai trò lịch sử. Giai cấp tư sản dân tộc có vai trò nhất định trong sự nghiệp cứu nước, nhưng họ chỉ có thể phát huy vai trò với sự giúp đỡ của Đảng, của giai cấp công nhân và nông dân.


BÀI III: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN

- Năm 1928, Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên đề ra chủ trương, “Vô sản hóa”, đưa hội viên của mình vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền và các xí nghiệp tư bản cùng lao động, ăn, ở với công nhân, giác ngộ cách mạng cho công nhân.
- Phong trào “vô sản hóa” của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đã có tác dụng to lớn, không những nó góp phần thúc đẩy phong trào công nhân nước ta tiến màu từ tự phát lên tự giác, từ giác ngộ dân tộc lên giác ngộ giai cấp: mà nó còn là biện pháp quan trọng để rèn luyện những người trí thức cộng sản, làm cho họ thực sự là người của giai cấp công nhân.
- Từ đó, phong trào công nhân có bước phát triển nhảy vọt và trở thành nòng cốt của phong trào cách mạng trong nước.
- Đấu tranh của công nhân nổ ra ở ngay các trung tâm kinh tế, chính trị. Đấu tranh của công nhân không chỉ giới hạn trong phạm vi một xí nghiệp, một địa phương, một ngành, mà đã liên kết thành một phong trào chung của giai cấp công nhân trong nhiều xí nghiệp, nhiều địa phương, nhiều ngành trong cả nước.
- Trước làn sóng đấu tranh quyết liệt và có tổ chức của công nhân, bọn thống trị buộc phải có những nhượng bộ, công nhận một số quyền lợi của công nhân.
- Năm 1927, có gần chục cuộc bãi công với hàng trăm người tham gia. Năm 1982 – 1929, có mấy chục cuộc với hàng ngàn người tham gia. Tiêu biểu nhất là các cuộc đấu tranh của công nhân xi măng Hải Phòng, sợi Nam Định, xe lửa Trường Thi (Vinh), Phú Riềng (Bình Phước).
BÀI IV:

NGUYỄN ÁI QUỐC TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC VÀ SỰ TRUYỀN BÁ CHỦ NGHĨA MÁC LÊ-NIN VÀO VIỆT NAM

1. Nguyễn Ai Quốc tìm đường cứu nước
- Nguyễn Ái Quốc (1890-1969), thời niên thiếu có tên Nguyễn Sinh Cung, rồi Nguyễn Tất Thành, sinh ra trong một gia đình nhà nho ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Sinh ra và lớn lên giữa lúc nước mất nhà tan, được chứng kiến biết bao tội ác của giặc ngoại xâm đối với nhân dân, được tận mắt nhìn thấy các phong trào yêu nước của đồng bào bị dìm trong bể máu nên ngay từ rất sớm Người đã có chí đánh đuổi thực dân, giải phóng đồng bào.
- Nguyễn Tất Thành đã soi tìm trong lịch sử, đặc biệt trong phong trào chống Pháp đương thời những cứ liệu cho dự cảm mới mẻ về tư duy và hành động của mình. Người rất kính trọng các bậc anh hùng tiền bối, nhưng không tán thành con đường cứu nước của những người đi trứơc.
- Ngày 05-06 -1911, Nguyễn Tất Thành lên con tàu Amiral Latut Trêvin từ bến cảng Nhà Rồng lên đuờng sang Pháp để bắt đầu cuộc hành trình của anh thanh niên tìm đường cứu nước mới cho cả dân tộc.
- Trong 10 năm trời ròng rã, từ năm 1911 đến năm 1920, trên lộ trình đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Aùi Quốc đã trải qua những bước ngoặt lớn.
- Qua quá trình này, Người nhận biết diện mạo của kẻ thù sâu sắc hơn, khái quát hơn không chỉ đối với thực dân Pháp mà còn đối với cả chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc nói chung. Trên cơ sở đó, Người rút ra một kết luận có tính chất nền tảng đầu tiên: “Chủ nghĩa đế quốc là ngọn nguồn của mọi sự đau khổ” và “ Dù màu da có khác nhau, trên đời này cũng chỉ có hai giống người: Giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”.
- Năm 1917, cách mạng Tháng mười Nga nổ ra và giành thắng lợi. Cách mạng tháng Mười đã tác động sâu sắc tư tưởng và tình cảm của Người. Người đã nói: “Cho đến bây giờ chỉ có CMTM Nga là cách mạng nhất, triệt để nhất”. Từ đó, Người hướng về CMTM.
- Cũng qua thực tiễn kinh nghiệm ấy, Người lại rút ra một kết luận quan trọng khác: “Muốn được độc lập và tự do thật sự, các dân tộc bị áp bức phải trông cậy trước hết vào lực lượng của bản thân mình. Người Việt Nam phải tự giải phóng lấy mình”. Những kết luận này có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cực kỳ quan trọng. Qua đó mà con đường cứu nước mà Nguyễn Aùi Quốc đi tìm bấy lâu nay dần dần được lộ ra.
- Tháng 7-1920, Nguyễn Aùi Quốc đọc được toàn văn: “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin. Dưới lăng kính của chủ nghĩa yêu nước chân chính, Người tìm thấy ở đó con đường đi đúng đắn giải phóng đất nước khỏi ách thực dân: “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”.
- Tháng 12-1920 tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Aùi Quốc đã có hai sự tham gia quyết định quan trọng: Bỏ phiếu tán thành ra nhập Quốc tế 3 (Quốc tế cộng sản) và là một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp.
- Thông qua hai quyết định quan trọng ở trên chứng tỏ ở Nguyễn Aùi Quốc đã có sự thay đổi quan trọng về lập trừơng tư tưởng, chính trị.
Một là: Nó đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Aùi Quốc: Từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến với chủ nghĩa Mác-Lênin-chủ nghĩa cộng sản.
Hai là: Từ một chiến sĩ yêu nước đấu tranh cho độc lập tự do, Nguyễn Aùi Quốc đã trở thành một chiến sĩ cộng sản và một chiến sĩ quốc tế vô sản.
Và cũng trong khoảng thời gian này Nguyễn Aùi Quốc đã có sự lựa chọn dứt khoát con đường cứu nước giải phóng cho dân tộc Việt Nam: "Con đường cách mạng vô sản"!
- Sự kiện trên cũng đánh dấu bước ngoặt mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc của cách mạng Việt Nam.
- Thực hiện bước ngoặt đó, Nguyễn Aùi Quốc đã hoàn tất chặng đường đầu của hành trình cứu nước, đã tìm ra chân lí của thời đại và bắt đầu cuộc đấu tranh đưa sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta vào quĩ đạo cách mạng thế giới bằng việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước, chuẩn bị dần dần, từng bước về tư tưởng-chính trị và tổ chức cho sự ra đời của một Đảng Mác xít ở Việt Nam-nhân tố cơ bản đầu tiên đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng nước ta.

2. Quá trình truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
- Hoạt động ở Pháp những năm 1921-1923, Nguyễn Ái Quốc đã góp phần quan trọng vào việc tập hợp những người yêu nước Việt Nam và các thuộc địa, khơi dậy trong họ lòng yêu nước, chí căm thù, giúp cho họ phân biệt bạn và thù.
- Một mặt là sách báo, tài liệu của Nguyễn Ái quốc bí mật chuyển về trong nước, một mặt là ảnh hưởng của phong trào công nhân quốc tế đến với công nhân, thủy thủ, lính thợ và lính chiến Việt Nam.
- Hoạt động ở Liên Xô những năm 1923-1924, Nguyễn Ái Quốc đã có đóng góp quan trọng nhất vào việc định hình đường lối cách mạng ở Việt Nam. Sự ngưỡng mộ Lê-nin và đất nước cách mạng Tháng Mười đã thôi thúc Nguyễn Ái Quốc tìm hiểu nhiều vấn đề căn bản của chủ nghĩa Lê-nin về vấn đề giải phóng dân tộc.
- Với cương vị Ủy viên Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu có kế hoạch “trở về giúp đồng bào chúng ta” như dự định từ năm 1911 lúc ra đi. Nguyễn Ái Quốc còn tiếp tục tìm hiểu kinh nghiệm của Liên Xô về xây dựng Đảng Cộng sản và chính quyền Xô Viết, sau đó Nguyễn Ái Quốc rời Matxcva đi về phương Đông, hướng những hoạt động của mình về gần Tổ quốc.
- Tháng 12/1924 Nguyễn Aùi Quốc đã đến Quảng Châu (Trung Quốc). Cuối năm 1924 trong cuộc gặp gỡ những người yêu nước Việt Nam ở đây, Nguyễn Aùi Quốc chọn một số thanh niên nhiệt tình nhất trong tổ chức Tâm Tâm Xã (Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu…) để huấn luyện làm nòng cốt.
- Đến tháng 6/1925 Nguyễn Aùi Quốc lập ra một tổ chức mới là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, gọi tắt là đảng Thanh niên.
- Hoạt động chủ yếu của đảng Thanh niên là mở lớp đào tạo cán bộ, tuyên truyền cách mạng và phát triển tổ chức về trong nước.
- Từ năm 1925 đến năm 1927 đảng Thanh niên đã đào tạo được khoảng 200 cán bộ đưa về nước hoạt động, có một bộ phận gửi đi học ở Liên Xô, Trung Quốc. Đó là những hạt giống đỏ đầu tiên của cách mạng Việt Nam.
- Việc tuyên truyền cách mạng là nhiệm vụ trung tâm của đảng Thanh niên. Cơ quan tuyên truyền là tờ báo Thanh Niên. Báo Thanh Niên đã góp phần to lớn vào việc truyền bá một hệ tư tưởng mới.
- Năm 1927, tác phẩm “Đường Cách Mệnh” của Nguyễn Aùi Quốc được xuất bản, tác phẩm này đã trang bị cho những người yêu nước kiến thức cơ bản về cách mạng vô sản ở Việt Nam, về phương pháp tuyên truyền cách mạng.


BÀI V: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản
- Tháng 3/1929 chi bộ đảng cộng sản đầu tiên đã ra đời ở số 5D Hàm Long, Hà Nội.
- Tháng 6/1929 Đông Dương Cộng sản đảng được thành lập ở Bắc kỳ.
- Tháng 7/1929 An Nam Cộng sản đảng ra đời ở Nam kỳ.
- Tháng 9/1929 Đông Dương Cộng sản Liên đoàn hình thành ở Trung kỳ.
- Ba tổ chức cộng sản xuất hiện trong vòng nửa năm ở ba kỳ, có nhiều cố gắng hoạt động và gây ảnh hương trong phong trào công - nông trên toàn quốc. Trong quá trình đó mỗi đảng đều tự nhận mình là chính đảng của giai cấp công nhân, phê phán các đảng phái khác, ra sức tranh giành quần chúng…
- Hoạt động công kích lẫn nhau giữa các tổ chức cộng sản đã làm ảnh hưởng đến tính thống nhất về tư tưởng, chính trị và tổ chức của phong trào.
- Trước tình hình ấy, ngày 27/10/1929 Quốc tế Cộng sản đã gửi thư cho những người cộng sản Đông Dương, yêu cầu phải thống nhất các tổ chức cộng sản lại thành một Đảng Cộng sản duy nhất. Thực hiện chủ trương ấy, Quốc tế Cộng sản ủy nhiệm Nguyễn Aùi Quốc đứng ra giải quyết sự bất đồng giữa các tổ chức cộng sản Đông Dương và thống nhất chúng lại.

2. Hội nghị thành lập Đảng
- Ngày 3/2/1930, Hội nghị các tổ chức Cộng sản Đông Dương đã được triệu tập ở Hương Cảng.
- Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị đã phân tích ưu khuyết điểm của phong trào cộng sản Đông Dương, phê phán những và giải quyết những bất đồng của những người cộng sản trong cùng một quốc gia dân tộc, đề nghị thống nhất lại để thành lập một đảng cộng sản chung lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Do có nhiều yếu tố cơ bản được thống nhất, nên các tổ chức cộng sản đã nhanh chóng nhất trí với ý kiến của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, các tổ chức cộng sản thống nhất hợp nhất thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Hội nghị cũng thông qua Chính cương vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc sọan thảo và ra lời kêu gọi nhân dịp Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

3. Nội dung cương lĩnh đầu tiên của Đảng
- Cương lĩnh nêu rõ: “Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN”.
- Về động lực và lực lượng cách mạng, cương lĩnh chỉ rõ giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là lực lượng chính, là quân chủ lực của cách mạng; giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo.
- Trong khi khẳng định “công nông là gốc cách mạng”, Đảng còn chủ trương “Phải hết sức liên lạc với tư sản, trí thức, trung nông… để lôi kéo họ về phía giai cấp vô sản”, và tranh thủ các tầng lớp phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc có lòng yêu nước.
- Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam phải tiến hành bằng bạo lực của quần chúng, phải “đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và bọn phong kiến” rồi “dựng ra” chính phủ cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo.
- Cương lĩnh còn xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.
- Cương lĩnh khẳng định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

4. Ý nghĩa của việc thành lập Đảng
- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, là một bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng. Cách mạng Việt Nam từ đây có đường lối chính trị đúng đắn để phát triển đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
- Giai cấp công nhân Việt Nam sau vài thập kỷ ra đời và phát triển đã đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- Phong trào dân tộc từ đây chấm dứt tình trạng khủng hoảng lãnh đạo và bước vào thời kỳ đấu tranh mới để tiến tới giành tự do và độc lập.
- Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, chính đảng của giai cấp vô sản đã nắm được khoa học cách mạng tiên tiến, có đường lối cách mạng đúng đắn. Đó là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và điều kiện một nước thuộc địa, nửa phong kiến.
- Sự ra đời của Đảng đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của phong trào cách mạng nước ta lúc đó. Việc xuất hiện một đảng vô sản kiểu mới ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến đã tạo cho xã hội Việt Nam một bước nhảy vọt lớn là từ bỏ con đường cách mạng tư sản theo kiểu cũ mà tham gia ngay vào trào lưu cách mạng vô sản.

No comments:

About Me

Hochiminh-City, Mien Nam, Vietnam
Tiến sĩ Sử học, giảng viên Truong Dai hoc Khoa hoc xa hoi va nhan van - Đại học Quốc gia TP.HCM