Total Pageviews

Popular Posts

Search This Blog

Followers

Pages

Wednesday, April 20, 2011

PHUONG PHAP LUAN VE PHAN KY LICH SU

MẤY VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

TRONG PHÂN KỲ LỊCH SỬ


TS. LÊ VĂN QUANG*

Như đã biết, không có phân kỳ lịch sử một cách khoa học người ta khó mà có được một xuất phát điểm và sự tiếp cận tổng thể và khoa học đối với lịch sử và do đó, khó có thể bàn đến một khoa học lịch sử chân chính.

Vấn đề phân kỳ lịch sử từ lâu đã thu hút sự chú ý của các nhà sử học. Tính chất quan trọng và sự phức tạp của vấn đề này là rõ ràng. Có thể nói mà không sợ quá đáng rằng, phân kỳ lịch sử không đơn thuần là vấn đề học thuật của riêng khoa học lịch sử, mà trên một bình diện nào đó, còn là vấn đề đấu tranh tư tưởng và giai cấp. Chỉ cần đơn cử một ví dụ sau đây cũng đủ rõ: Từ trước tới nay, các chính khách và giới học giả tư sản vẫn không hề coi lịch sử thế giới hiện đại được mở đầu bằng cuộc cách mạng XHCN tháng Mười Nga – 1917. Ngày nay, khi CNXH đã sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô đã tan rã, trên thế giới người ta lại càng làm ầm ĩ lên về nội dung và tính chất của thời đại, của thế kỷ XX theo hướng phủ nhận một thời đại mới đã được mở ra bởi cuộc cách mạng XHCN tháng Mười Nga vĩ đại. Nhưng Báo cáo chính trị của BCH. TW Đảng ta tại Đại hội Đảng lần thứ VIII vẫn khẳng định một cách đúng đắn rằng: “Chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ khiến CNXH tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại; loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ CNTB lên chủ nghĩa xã hội” (1). Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì theo V.I Lênin, Chỉ có dựa trên cơ sở hiểu biết những đặc điểm của thời địa chúng ta mới có thể tính đến những đặc điểm chi tiết của nước này nước nọ(2). Cho nên không phải ngẫu nhiên mà trên thế giới đã, đang và sẽ còn có nhiều phương pháp và lý thuyết phân kỳ lịch sử khác nhau.

I.

1.1. Trước hết, có thể thấy rằng, tất cả các lý thuyết về phân kỳ lịch sử sẽ không khỏi mang tính chủ quan, nếu như người ta tùy tiện lựa chọn một mốc thời gian này hay thời gian khác, một sự kiện này hay một sự kiện khác bất chấp ý nghĩa thực tiễn, bản chất và tính tiêu biểu quyết định của chúng trong tiến trình phát triển chung của lịch sử. Một trong những ví dụ tiêu biểu nhất cho điều đó là lối phân kỳ thuần túy theo những dâu hiệu mang tính hình thức về niên đại, kiểu như: “Lịch sử thế kỷ XVI”; Lịch sử trước năm 1500” v.v… , mà chúng ta thường gặp ở phương Tây. Hoặc, một phương pháp phân kỳ khác khó điển hình và không kém phần chủ quan là phương pháp dựa vào các thay đổi mang tính hình thức trong lĩnh vực Nhà nước – pháp quyền. Cũng có thể coi đây là phương pháp phân kỳ lịch sử theo các triều đại – vương triều, nhà nước. Tuy nhiên, đó là những phương pháp phân kỳ đã quá cũ, đã được biết đến từ lâu.

Ngày nay, trong giới sử học phương Tây đang khá thịnh hành khuynh hướng phân kỳ lịch sử dựa theo quyền lợi chính trị – xã hội của những cộng đồng người nhất định, và mang tính chất dân tộc chủ nghĩa rất rõ rệt. Phương pháp này đã dần đến một hệ quả đáng buồn là, nhiều khi người ta tách rời lịch sử quốc gia, dân tộc ra khỏi tiến trình phát triển chung của nhân loại, thậm chí đối lập lại với tiến trình phát triển đó.

1.2. Dù có nhiều điểm khác nhau, tùy trường phái, nhưng có điểm chung trong các lý thuyết phân kỳ lịch sử của các trường phái sử học phi mác- xít là họ không thừa nhận tính quy luật khách quan trong sự phát triển của xã hội làoi người và phủ nhận học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Từ đó mà, hoặc vô tình hoặc hữu ý, họ đã sa vào chủ nghĩa duy tâm trong vấn đề phân kỳ lịch sử.

Điển hình cho trường hợp này là quan điểm của nhà sử học Đức F. San- cơ. Theo ông, phân kỳ lịch sử - đó là quá trình tự phân định của con người, một quá trình mang tính hệ tư tưởng, phản ánh sự xung đột của những quan điểm khác nhau về lịch sử. F San- cơ đã viện dẫn ra sự phát sinh khái niệm “Chủ nghĩa nhân đạo”(Humanism) và sự tồn tại của thời đại nhân văn, làm ví dụ. Khái niệm “Chủ nghãi nhân đạo” (hoặc nhân văn) xuất hiện bên cạnh khái niệm “Thời trung cổ” đã tạo nên mối tương quan của nó với “Thời Cổ đại”. Nhận thức các quan hệ thông qua sự phân chia – đó là cơ sở lý lậun phân kỳ lịch sử theo quan điểm của F. San- cơ.

Khác với F. San- cơ, một lý thuyết phân kỳ lịch sử khác trong giới Sử học và xã hội học phương Tây lại dựa trên sự tương tự hay loại suy (analogic) một cách máy móc khi xem xét các sự kiện diễn ra trong các thời kỳ lịch sử khác nhau. Điển hình cho lý thuyết này là các quan điểm của O.Speng- le và A. Tôn- by. Chẳng hạn, A.Tôn- by xem xét tiến trình lịch sử như là sự thay thế của các nền văn minh (Civilizations) không có quan hệ gì với nhau và dường như độc lập với nhau. Với A. Tôn- by, “Văn minh là những đơn vị khảo sát có thể quan niệm được”. Ông chia lịch sử thế giới thành mấy chục nền văn minh khác nhau, mà tương quan giữa chúng được xem xét chủ yếu trong sự khác nhau về các quan điểm tôn giáo. Tất cả các nền văn minh đó hầu như không có quan hệ với nhau xét trên bình diện không gian và thời gian.(3)

Việc chống chủ nghĩa lịch sử ở Tôn- by thể hiện rõ rệt nhất ở việc ông hoàn toàn coi thường vấn đề niên đại và quan điểm lịch đại. Chẳng hạn, ông cho rằng, có thể không có vấn đề gì cả khi xếp vào cùng một nhóm Mắc - Ca – vê – ép (thế kỷ II TCN) và Mắc – đi (nữa sau thế kỷ XIX) như là “những người cùng thời” (! ?). Xáo trộn, lẫn lộn các thời đại lịch sử, thực chất A.Tôn- by đã xuất phát từ sự kiến giải mang tính thần học về lịch sử. Chính vì vậy mà ngay cả các nhà sử học phương Tây vốn bác bỏ tính quy luật trong phân kỳ lịch sử, cũng đã không thể tán đồng các quan điểm trên đây của Tôn- by.

Ngày nay, ngoài A.Tôn- by, thuộc trường phái tiếp cận lịch sử theo nền văn minh, người ta ngày càng hay nhắc đến tên tuổi của A. Tốp- flơ (4). Tốp- flơ đã chia lịch sử loài người thành ba thời kỳ tương ứng với ba nền văn minh là:

1 – Văn minh Nông nghiệp (hay tiền công nghiệp).

2 – Văn minh Công nghiệp.

3 – Văn minh Hậu công nghiệp (hay văn minh trí tuệ)

Cần lưu ý rằng, phương pháp tiếp cận lịch sử theo các nền văn minh có những ưu điểm của nó rất đáng được quan tâm nghiên cứu. Không phải ngẫu nhi6n mà bất đầu từ nửa sau thập ni6n 90 trở đi môn “Lịch sử văn minh thế giới” (phương Đông và phương Tây) đã được chính thức đưa vào giảng dạy ở nhiều trường đại học của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng lại cần lưuu t\ý ngay rằng, chúng ta không thể tán đồng việc tiếp thu phương pháp tiếp cận lịch sử theo nền văn minh để thay thế hoặc phủ nhận phương pháp tiếp cận hình thái kinh tế – xã hội. Việc giới Sử học và xã hội học phi mác – xít, trước hết là Sử học và xã hội học tư sản đề cao phương pháp tiếp cận theo nền văn minh không phải là ngẫu nhiên. Họ muốn dùng nó để phủ nhận phương pháp tiếp cận lịch sử theo hình thái kinh tế – xã hội của chủ nghĩa Mác – Lê- nin. Rùm beng nhất gần đây trong thập niên 90 là quan điểm của P. Hun- ting- tơn về cái gọi là “Sự xung đột giữa các nền văn minh” đã chứng minh điều đó. Dễ hiểu là họ sợ, bởi học thuyết của Mác và Lê- nin đã chỉ ra hết sức thuyết phục và đúng đắn tính quy luật phổ biến trong sự phát triển của nhân loại, trong sự thay thế hợp quy luật của các hình thái kinh tế – xã hội kế tiếp nhau từ thấp đến cao, theo đó, chủ nghĩa tư bản – dù là Chủ nghĩa tư bản hiện địa ngày nay cũng không phải là đỉnh cao của văn minh nhân loại; không phải là mùa xuân mà nhân loại sẽ vĩnh viễn dừng lại ở đó, mà nó sẽ tất yếu bị thay thế bởi một hình thái kinh tế – xã hội cao hơn – đó là hình thái kinh tế – xã hội Cộng sản chủ nghĩa. Vấn đề chỉ là thời gian và phương thức thay thế mà thôi.

Có điều đáng chú ý là, trong khi cố gắng phủ nhận học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của Mác và Lên- nin, các học giả tư sản vẫn bị ảnh hưởng to lớn của học thuyết này trên thực tế. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trong giới Sử học tư sản đã có mưu toan đánh tráo khái niệm “Hình thái kinh tế – xã hội” của mác bằng khái niệm “các kiểu – mô hình” (type) lý tưởng” của Vê- béc, hoặc bằng lý thuyết về “các giai đoạn phát triển” của U. Rớt- xtâu, trong đó cơ sở của sự phân kỳ lịch sử là các yếu tố đa diện (toàn diện) của tiến trình lịch sử, nhưng những đường nét xác định chất cốt lõi của nó lại bị phớt lờ.

Bên cạnh phương pháp tiếp cận theo nền văn minh, ngày nay trong giới Sử học và xã hội học phương Tây còn phổ biến một lý thuyết về phương pháp phân kỳ lịch sử căn cứ theo các dấu hiện và tiêu chí kỷ thuật – công nghệ, nhưng lại lãng quên đi con người và hệ thống các quan hệ xã hội. Lý thuyết này cho rằng, tiến trình phát triển lịch sử dường như chỉ liên quan tới sự thay đổi về kỹ thuật và công nghệ của sản xuất xã hội, sự tiến triển của các đối tượng văn hóa vật chất, tức là chỉ liên quan tới “lịch sử của các vật thể”. Chẳng hạn, nhà Sử học Đức T. Si- đe, khi khẳng định ưu thế của kỹ thuật và công nghệ trong tiến trình phát triển xã hội, đã tuyên bố rằng, đã có khả năng “chiến thắng chủ nghĩa dy vật lịch sử bằng chính vũ khí của chủ nghĩa duy vật lịch sử” (? !)

Thực ra, khi tách rời sự phát triển của lực lượng sản xuất ra khỏi quan hệ sản xuất, Si- đe đã cố tình xuyên tạc, bóp méo bản thân kái nị6m “chủ nghĩa duy vật lịch sử”. Kỹ thuật và công nghệ không thể tồn tại một cách “tự nó”, “tự thân”, mà chỉ là sản phẩm của hoạt động của con người xã hội, và chúng có mối quan hệ với một cấu trúc kinh tế – xã hội nhất định. Do đó, ở đây người ta đã mưu toan đánh tráo, thay thế lịch sử của con người bằng lịch sử của máy móc, kỹ thuật, công nghệ và thủ tiêu đi nội dung xã hội của chúng.

Trên một bình diện khác, U. Rốt- xtâu lại cho rằng, các yếu tố của một trật tự kinh tế dường như không có một vai trò chủ đạo nào cả. Theo ông, bước thúc đẩy đầu tiên việc hiện đại hóa về kinh tế cần xem xét “không phải trong các sức mạnh kinh tế mà ở trong phản ứng đối với hình thức này hay hình thức khac của các áp lực bên ngoài – các áp lực hiện thực hay giả định của kẻ mạnh đối với kẻ yếu”(5). Trên thực tế ở đây, Rốt- xâtu đã ủng hộ “thuyết Sức mạnh bạo lực”.

Một đặc điểm chung khác của nhiều nhà Sử học và xã hội học tư sản là họ thường cố gắng lảng tránh fấn đề phân kỳ lịch sử toàn thế giới. Họ tập trung trước hết vào việc phân kỳ lịch sử mang tính địa phương (local), hoặc chuyên biệt. Bằng cách đó, người ta mưu toan gián tiếp hoặc trực tiếp phủ nhận ý nghĩa thời đại của cuộc cách mạng XHCN tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917, khi cho rằng cuộc cách mạng này chỉ là một sự kiện “ngẫu nhiên”, “không có tính quy lậut chung” cho toàn nhân loại, thậm chí đó còn là “tai họa” của loài người v.v…

Trong trường hợp buộc phải phân kỳ lịch sử toàn nhân loại thì đối với giới Sử học tư sản, ranh giới giữa lịch sử Cổ – Trung – Cận – hiện đại được xác định hết sức khác nhau, khác nhau với trường phái Sử học mác- xít. Chẳng hạn, thời kỳ lịch sử cận đại được người ta coi là bắt đầu từ năm 1453 – tức là khi đế quốc Ốt- tô- man thôn tính Công- xtăng- ti- nốp, cho đến Đại cách mạng Pháp 1789 – 1794; hoặc là từ các Đại phát kiến địa lý cuối thế kỷ XV đến trước cuộc cách mạng Khoa học- kỹ thuật đương đại giữa thế kỷ XX. Điền này hoàn toàn khác với sự phân kỳ của giới Sử học mác- xít.

II.

2.1. Đối với trường phái Sử học mác- xít, phân kỳ lịch sử là việc xác định thực chất nội dung cơ bản của các thời kỳ, giai đoạn hình thành và phát triển của tiến trình lịch sử đặc trưng cho một dân tộc, một quốc gia, một khu vực hay toàn thể xã hội làoi người nói chung. Chẳng hạn, theo nhà Sử học Bun- ga- ri V. Hát- gi- ni- cô- lốp thì, phân kỳ lịch sử là sự xác định ranh giới, sự phân chia thời gian lịch sử tương ứng với sự khác nhau về chất của các tiến trình diễn ra trong các thời gian lịch sử ấy.

2.2 Nền tảng của sự phân kỷ lịch sử một cách khoa học đó là sự thừa nhận tính quy luật nói chung trong sự phát triển của xã hội loài người; về sự hình thành, phát triển và thay thế nhau một cách hợp quy lậut của các hình thái kinh tế – xã hội. Viện sỹ nổi tiếng thế giới của Liên Xô trước đây E.M. Ju- cốp khẳng định, “Sự thay thế kế tiếp hợp quy lậut của các hình thái kinh tế- xã hội là cơ sở khách quan và cơ sở lý luận của việc phân kỳ lịch sử”.

Những ý kiến đầu tiên mang tính thật sự khao học về phân kỳ lịch sử đối với Sử học mác- xít được đưa ra trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” (1845 – 1846) của Mác và Ăng- ghen. Các giai đoạn của sự phát triển của lịch sử xã hội được xác định ở đây trước hết như là sự thay thế của các hình thức sở hữu bộ lạc, cổ đại, phong kiến và tư bản. Chính trong tác phẩm này, lần đầu tiên Mác và Ăng- ghen đã đặt ra vấn đề lịch sử kinh tế và trình độ phát triển của sản xuất vật chất trong cơ sở của việc phân kỳ toàn bộ quá trình lịch sử.

Tuy nhiên, đến năm 1859, trong “Lời nói đầu” của tác phẩm “Phê phán Kinh tế – Chính trị học”, Mác đã có một hiệu chỉnh quan trọng đối với luận đề này, khi viết rằng, chính lực lượng sản xuất mới là cái quyết định quan hệ sản xuất. Tư tưởng về các hình thái kinh tế – xã hội đã được đề cập một cách trực tiếp như là các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Cụ thể, trong “Lời nói đầu” cho lần xuất bản đầu tiên tập I của bộ “Tư bản”, Mác đã viết như sau: “Tôi xem xét sự phát triển của một hình thái kinh tế – xã hội như xem xét một quá trình lịch sử tự nhiên”. Đến 1881, trong thư gửi V. Da- su- lích, Mác đã trực tiếp đề cập tới các thời kỳ, các giai đoạn, các thời đại trong sự phát triển của xã hội loài người là:

- Giai đoạn xã hội nguyên thủy;

- Xã hội chiếm hữu nô lệ;

- Xã hội phong kiến;

- VàXã hội tư bản chủ nghĩa.

Tất nhiên, vấn đề phân kỳ lịch sử trên thực tế là phức tạp hơn nhiều các sơ đồ được khái quát hóa trên đây. Bởi, thật kho mà xác định được một tiêu chuẩn duy nhất có khả năng thỏa mãn yêu cầu vừa phân kỳ được lịch sử toàn nhân loại nói chung vừa phân kỳ được lịch sử khu vực (region) và lịch sử địa phương (local – theo nghĩa rộng) nói riêng. Dù vậy, không nghi ngờ gì nữa, học thuyết về hình thái kinh tế tế – xã hội trong tất cả mọi trường hợp chính là chuẩn định hướng cho sự tiếp cận phân kỳ lịch sử một cách khoa học và khách quan. Trong cách tiếp cận này, vấn đề đề “các thời đại lịch sử” có một ý nghĩa quan trọng hàng đầu.

2.3. Phát triển những luận điểm của Mác, Lê- nin đã nhiều lần đề cập tới vấn đề “thời đại lịch sử”. Trong bài báo nổi tiếng nhan đề “Dười ngọn cờ của người khác”, Lê- nin đã nhấn mạnh rằng, cơ sở cho việc xác định một thời đại lịch sử chính là phương pháp tiếp cận một cách khách quan về vấn đề giai cấp, không phụ thuộc vào các biến thái riêng biệt của tiến trình lịch sử nói chung trong từng nước riêng rẽ. Các ranh giới của các thời đại lịch sử được thiết lập trên phạm vi toàn thế giới. Thời đại lịch sử thể hiện các quá trình xã hội, trong đó giai cấp này hoặc giai cấp kia đóng vai trò chủ đạo và quyết định; nó cũng thể hiện nội dung, khuynh hướng chủ đạo của sự phát triển xã hội trong những khoảng thời gian nhất định, tương đối lâu dài của lịch sử.

Mặc khác, Lê- nin cũng luôn cảnh báo và ngăn ngừa trước nguy cơ đaơn giản hóa và dung tục, tầm thường hóa vấn đề “thời đại lịch sử” theo kiểu quy thời đại thành vấn đề của chỉ một giai cấp duy nhất nào đó, hoặc một khuynh hướng duy nhất nào đó. Lê- nin nhấn mạnh rằng, “thời đại là tổng hòa của những hiện tượng đa dạng muôn màu muôn vẻ, trong đó, ngoài những cái điển hình, tiêu biểu, nó luôn luôn có sự khác biệt”. Đồng thời, việc xác định các ranh giới phân biệt một thời đại lịch ử này với thời đại lịch sử khác không phải là một cái gì hoàn toàn tuyệt đối và chết cứng. Theo Lê- nin, “các ranh giới ở đây, cũng như tất cả các ranh giới trong tự nhiên và xã hội, là mang tính điều kiện động và tương đối, chứ không phải là hoàn toàn tuyệt đối”.

Luận điểm này của Lê- nin nhằm chống lại các quan điểm giáo điều và siêu hình muốn phân chia tiến trình lịch sử theo từng ngày, từng tháng một cách cứng nhắc mà không thấy được tính chất “động” và tương đối của nó. Vì vậy, không nên quá ngạc nhiên khi thấy sự phân kỳ trên cơ sở hình thái kinh tế – xã hội của lịch sử phương Tây (trước hết là Châu Âu) nói chung là không trùng khớp, thậm chí có sự khác biệt khá xa về ranh giới các thời đại so với lịch sử phương Đông.

2.4. Giữa các thời đại lịch sử và hình thái kinh tế – xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau. Không thể nói đến một thời đại lịch sử nào đó một cách trừu tượng tách rời với các hình thái kinh tế – xã hội tồn tại trong thời đại đó. Ở phương diện này, thời đại lịch sử được xác định như là một khoảng thời gian tương đối dai được đặc trưng bởi sự tác động của một hay nhiều hình thái kinh tế – xã hội cùng tồn tại. Các giới hạn phạm vi niên đại của một thời đại lịch sử phụ thuộc vào những thay đổi triệt để tương ứng với sức sống của thời đại ấy. Mỗi thời đại được đặc trưng bởi một khuynh hướng chủ đạo trong sự phát triển xã hội thể hiện ở “trọng lượng riêng” của hình thái kinh tế – xã hội tiên tiến ngày càng được củng cố và phát triển.

Sự vận động của lịch sử không chỉ thể hiện trong sự thay đổi tương quan “trọng lực” giữa các hình thái kinh tế – xã hội với nhau, mà còn cả ở trong từng hình thái riêng biệt và cụ thể. Tất cả chúng đều trải qua các giai đoạn: Hình thành ® phát triển ® và tan rã. Và điều đó không thể không ảnh hưởng đến thời đại lịch sử. Do đó mà xuất hị6n sự cần thiết tất yếu phải phân biệt trong phạm vi của mỗi thời đại lịch sử của thời kỳ – giai đoạn (period) lịch sử riêng biệt phản ánh sự phát triển bên trong của nó.

2.5. Khái niệm “Thời đại lịch sử” xây dựng trên học thuyết hình thái kinh tế – xã hội cho phép thiết lập sự phân kỳ lịch sử toàn nhân laọi thành đại thể:

- Lịch sử thời tối cổ (sơ sử hay tiền sử- thời kỳ nguyên thủy).

- Lịch sử cổ đại (thời kỳ chiếm hữu nô lệ).

- Lịch sử Trung đại (thời kỳ phong kiến).

- Lịch sử Cận đại (thời kỳ TBCN).

- Lịch sử hiện đại (Mở đầu từ Cách mạng Tháng Mười Nga 1917)

Tuy nhiên, điều quan trọng là bên cạnh đó, phải thiết lập sự phân kỳ lịch sử địa phương (local- theo nghĩa rộng). Ở đây, chúng ta sẽ thấy thời mốc lịch sử cụ thể của sự chuyển biến về hình thái kinh tế – xã hội của từng khu vực (region) và từng quốc gia – dân tộc (nation) là hoàn toàn không trùng nhau, thậm chí rất khác biệt nhau. Chú ý đến địa điểm tất yếu này, Viện sỹ E.M. Ju- cốp đã đề nghị một hệ thống cấp độ – bậc thang của sự phụ thuộc của các hiện tượng lịch sử làm cơ sở trực tiếp cho sự phân kỳ lịch sử như sau:

Một là, đối với lịch sử của từng nước, từng dân tộc riêng biệt, người ta có thể và cần phải xác định cho được các mốc cụ thể của tiến trình lịch sử địa phương, xuất phát từ chính lô- gíc bên trong của tiến trình ấy. Đây được coi là cấp độ thấp nhất trong hệ thống chung.

Hai là, tập hợp các dữ lị6u đặc trưng cho sự phát triển lịch sử của một khu vực (region) tương ứng với các mốc niên đại quan trọng nhất. Đồi chiếu, so sánh các thời mốc (date) và các dữ liệu chứng minh về các qúa trình giống hoặc tương tự nhau ở quy mô đại phương (ở đây là các quốc gia) và quy mô khu vực (gồm nhiều quốc gia), sẽ cho phép thấy được mức độ tương thuộc lẫn nhau (interdependence) của các qúa trình này, và do đó cho phép chúng ta nối liền được các quá trình này, và do đó cho phép chúng ta nối liền được các chu tuyến (Contuor) của sự phân kỳ thống nhất toàn khu vực với các thành tố của nó.

Ba là, cũng bằng con đường tương tự như trên mà chúng ta sẽ tiến đến cấp độ phân kỳ lịch sử tổng thể cho toàn thế giới. Nó cho phép làm sáng tỏ vị trí, chỗ đứng của các khu vực riêng biệt, các quốc gia riêng biệt trong một thời đại lịch sử cụ thể, cũng như tác động của tiến trình lịch sử toàn cầu đối với số phận của từng khu vực và các thành tố của nó.

Tuy nhiên, vận dụng quan điểm của Lê- nin, E. M. Ju- cốp cũng nhấn mạnh rằng, việc xác định (dater) một cách tuyệt đối chính xác về thời mốc của các tiến trình và hiện tượng lịch sử lớn thực tế là không thể làm được, bởi bất kỳ một sự phân kỳ nào cũng chỉ là một sự “áng chừng, ước định có điều kiện”. Chẳng hạn, trong khoa học lịch sử Xô- viết trước đây, người ta coi mốc mở đầu của lịch sử thế giới cận đại là cách mạng, tư sản Anh thế kỷ XVII. Nhưng điều đó vẫn không ngăn cản việc người ta có thể thừa nhận những phương án khác, hoặc mốc sớm hơn Cách mạng tư sản Anh – tức là Cách mạng tư sản Hà Lan thế kỷ XVI; hoặc là muộn hơn – tức là Đại cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII. Có thể thừa nhận như vậy chừng nào mà các phương án ấy không phá vỡ và phủ nhận học thuyết hình thái kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, như đã biết, các nhà Sử học Xô- viết trước đây đã nghiêng về mốc cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII chỉ là bởi, chính Mác đã từng coi nước Anh là “nước kinh điển” của phương thức sản xuất TBCN khi đó.

2.6 Do tình hình trên đây mà quá trình thực hiện việc đồng đại hóa (Synchronization) các sự kiện lịch sử diễn ra đồng thời trong những không gian cách xa nhau nhưng không phụ thuộc vào nhau, đã trở thành một phương pháp phân tích quan trọng trong phân kỳ lịch sử. Chính K. Mác trong những năm cuối đời mình đã thực hiện một công việc đồ sộ là tóm tắt các tác phẩm nổi tiếng về lịch sử thế giới với sự phân chia theo niên đại các sự kiện và các nhân tố nổi bật nhất. Công trình này đã được Ăng- ghen gọi là “Bút ký biên niên”. Công trình đồ sộ của Lê- nin “Bút ký về chủ nghĩa đế quốc” cũng đã được thực hiện theo phương pháp này.

Việc sử dụng phương pháp đối chiếu các niên đại biên niên cho phép so sánh sự phát triển lịch sử của các nước khác nhau trong phạm vi một thời đại này hay thời đại khác, đã đem lại rất nhiều lợi ích đối với việc phân kỳ lịch sử một cách khoa học. Nó cho phép xác định được cái chung cũng như sự khác biệt giữa các quốc gia và các khu vực với nhau. Chính là trong hằng hà sa số những điều gọi là “lệch chuẩn” có tính cá biệt đối với con đường vận động chung chủ yếu của nhân loại, mà người ta lại thấy được khuynh hướng chung của chính sự vận động ấy.

Như vậy, vấn đề phân kỳ lịch sử có liên quan trực tí6p đến xuất phát điểm phương pháp luận. Chỉ có trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật lịch sử đúng đắn, chúng ta mới có khả na7ng thoát ra khỏi chủ nghĩa chủ quan trong sự phân kỳ đó. Trên cơ sở của những tư liệu đã được thu thập và kiểm nghiệm theo tất cả các tham số đối với một tiến trình lịch sử cụ thể, người ta mới có thể đạt được một sự đồng đại hóa và lịch đại hóa những tư liệu lịch sử đó, phân nhóm chúng v.v… - tức là thực hiện những “thao tác kỹ thuật” của sự phân kỳ lịch sử.

2.7. Ngoài sự phân kỳ lịch sử nói chung, tất nhiên còn có vấn đề phân kỳ những mặt riêng biệt của hoạt hóa. Chính là trên ý nghĩa này mà chúng ta hiểu câu nói nổi tiếng của Mác rằng, “Chúng ta chỉ biết có một khoa học duy nhất, khoa học lịch sử”. Bởi, theo Mác, “có thể xem xét lịch sử dưới hai mặt. Người ta có thể chia ra thành lịch sử tự nhiên và lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, hai mặt đó không tách rời nhau”. Do đó, tiến trình lịch sử văn hóa mà chúng ta nêu lên ở đây làm ví dụ, cũng như nhiều lĩnh vực khác, tất nhiên là có sự phát triển theo những quy luật nội tại riêng của chính nó. Chẳng hạn, người ta có thể phân kỳ để nghiên cứu các giai đoạn khác nhau của Văn hóa Phục Hưng chẳng qua cũng chỉ là sản phẩm của một thời đại lịch sử nhất định của nhân loại.

Cuối cùng, cũng cần phải nhấn mạnh thêm về vấn đề “thời gian và không gian lịch sử” trong lý thuyết về các phương pháp phân kỳ lịch sử. Việc xác định sự khác nhau trong thời gian phát triển của một tiến trình lịch sử này hay tiến trình lịch sử khác sẽ cho phép “chính xác hóa” vai trò của chúng trong sự vận động nói của lịch sử; xác định được khoảng cách thời gian, địa điểm khởi đầu, kết thúc cũng như tốc độ, nhịp độ của các hình thức của sự vận động ấy. Nói cách khác, bất kỳ một sự kiện lịch sử nào cũng phải được định vị càng rõ ràng càng tốt trong không gian và thời gian của chúng.

Chú thích

(1). Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. H.1996. Tr.76.

(2). V.I. Lê- nin. Toàn tập. Nxb, Tiến bộ. M.1980. T.36. (Tiếng Việt). Tr.174.

(3) Xem. A.Toynbee. A Study of History. L.1934. Vol. 1. P.149 – 171.

(4). Xem. A. Tofler. The Third Wave. N.Y.1981.

(5). W. Rostow. Politics and the Stages of Growth. Cambridge. 1971. P.3.



* Ch nhim Khoa S, Trường Đại hc Khoa hc Xã hi và Nhân Văn, Đại hc Quc gia Tp. H Chí Minh

SUY NGHI VE CAI CACH CUA QUANG TRUNG

MẤY SUY NGHĨ VỀ NHỮNG CẢI CÁCH CỦA QUANG TRUNG – NGUYỄN HUỆ

Sau khi đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi, Quang Trung tập trung vào việc củng cố nội trị, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng chính quyền mới, khôi phục, phát triển kinh tế cũng như đặt nền móng cho những cải cách văn hóa, giáo dục.

Trước hết xét ở góc độ chính trị: Nhà Tây Sơn xây dựng tổ chức chính quyền theo mô hình nhà nước phong kiến trước đó. Đó là một thể chế chính trị phong kiến Trung ương tập quyền hoàn toàn phù hợp với thời đại của Quang Trung. Nó không có gì mới mẽ so với trước kia. Vì vậy, ở mặt chính trị, Quang Trung nói riêng và nhà Tây Sơn Nguyễn Huệ nói chung chưa thể hiện vai trò một cách xuất sắc mang tính chất như là những cải cách táo bạo. Bởi lẻ, tổ chức chính quyền này vẫn mang đầy đủ chức năng của chính quyền phong kiến quan liêu, bước đầu ổn định xã hội từ Trung ương tới địa phương. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách thấu đáo hơn thì việc nhà Tây Sơn được xây dựng lên đó là một niềm tự hào vượt bậc của dân tộc trong thời buổi đất nước đầy rẫy những sự biến động lớn như vậy. Bởi vì, lãnh tụ của phong trào đều xuất thân từ nông dân. Qua một quá trình vận động không ngừng, họ đã thay đổi một cách cơ bản nhận thức từ phong trào nông dân tiến lên lãnh đạo phong trào dân tộc, dần đi vào quỹ đạo phong kiến hoá. Nhưng điều quan trọng là chính quyền Quang Trung xây dựng nên không tách ra khỏi nhân dân, đứng trên hoặc đối lập với họ. Ngược lại, những gì Quang Trung xây dựng đều nhằm mục đích thúc đẩy xã hội phát triển đi lên. Cho nên, nếu chúng ta nhìn nhận đại thể thì dễ thấy rằng những gì mà chính quyền Quang Trung xây dựng nên không khác trước là mấy; đứng đầu Nhà nước là vua, dưới là 6 Bộ, đứng đầu mỗi bộ là quan thượng thư…Nhưng điều ghi nhận được là công cuộc chống ngoại xâm cũng như quá trình xây dựng đất nước đều xuất phát từ những động cơ hoàn toàn tốt đẹp, mong muốn gây dựng một sự nghiệp vẻ vang cho quốc gia-dân tộc. Vì thế, nó ẩn chứa những xu hướng của cải cách.

Về mặt quân sự: Quang trung đã có những cải tổ mới: 1790, Quang Trung sai lập sổ hộ khẩu quy định chế độ tập trung quân lính cũng như phát tín bài cho tất cả dân đinh không phân biệt giàu nghèo, sang hèn. Đây là một việc làm tiến bộ, có ích về mặt kinh tế lẫn an ninh, quân sự. Dưới thời Quang Trung ông đã xây dựng được một lực lượng quân đội hùng mạnh bao gồm: thủy binh, bộ binh, tượng binh, phục binh và kỵ binh với những trang bị vũ khí hiện đại so với bấy giờ; ngoài giáo, mác còn có súng trường, đại bác, hỏa hổ… Tất cả những điều này nói lên sự hùng hậu của nhà Tây Sơn trong chiến tranh trước đó cũng như trong xây dựng đất nước về sau này. Đây cũng là một trong những thế mạnh của nhà Tây Sơn. Nó đóng vai trò trấn áp các thế lực nổi dậy chống đối ở trong nước cũng như răn đe các thế lực muốn xâm lấn từ bên ngoài. Suy cho cùng Quang Trung đã có công xây dựng một tiềm lực quân sự hùng mạnh từ đội quân nông dân tiến lên thành lực lượng quân đội của dân tộc, đánh tan thù trong giặc ngoài trong thời đại của ông, cũng như trấn áp những thế lực phản động trong nước nổi lên chống lại chính quyền Tây sơn. Đó là trường hợp chống đối của Lê Duy Chi (em ruột của Lê Chiêu Thống), hoạt động lén lút ở biên giới Trung-Việt; một số cựu thần nhà Lê âm mưu bạo loạn ở Nghệ An, Hải Dương; hoạt động chống đối của anh em họ Phạm ở Lạng Giang… Nhưng tất cả những mầm móng phá hoại đó bị Tây Sơn Nguyễn Huệ đập tan một phần nhờ vào tổ chức chính quyền vững mạnh. Mặt khác, về mặt tổ chức quân sự, Nguyễn Huệ đã xây dựng được một tiềm lực quân sự hùng hậu đủ sức trấn áp những phần tử, thế lực chống đối trong và ngoài nước. Tóm lại, xét ở mặt quân sự, Tây Sơn đã thực sự có những cống hiến hết sức lớn lao, đặc biệt thông qua hai cuộc chiến tranh chống Xiêm, Thanh…Vì vậy, thời đại Tây Sơn đã thực sự có những cống hiến hết sức to lớn về mặt quân sự: tổ chức quân đội trang thiết bị, vũ khí…mang tính chất như là những cải cách trong đó Quang Trung –Nguyễn Huệ đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Kinh tế: Nhà Tây Sơn có một vai trò hết sức lớn lao trong việc phục hồi và phát triển kinh tế. Bởi lẻ, trải qua một qua trình nội chiến lâu dài ở trong nước, tình hình kinh tế nước ta cuối thế kỷ XVIII hết sức tiêu điều, xơ xác. Chính sách thuế khoá nặng nề cùng với nạn phu phen, lao dịch… đã đẩy nhanh quá trình phá sản hàng loạt của nông dân. Trong đó tình trạng ruộng đất bị hoang hóa rất nhiều. Vì thế, sau khi đại phá quân Thanh Quang Trung lo tập trung giải quyết vấn đề này, để phục hồi nền kinh tế tiểu nông đang bị phá hoại nghiêm trọng. Cho nên, năm 1789, Quang Trung ban hành Chiếu khuyến nông như là một giải pháp tích cực cho trình trạng ruộng đất hoang hóa và dân phiêu tán.

Thời Quang Trung, tình hình công thương nghiệp bị đình trệ hàng thế kỷ cũng được phục hồi.1 Chủ trương của Quang Trung mở rộng thông thương buôn bán với nước ngoài trên cơ sở ổn định và phát triển kinh tế trong nước. Đó là một bước đi hết sức tiến bộ so với sự phát triển của thời đại Nguyễn Huệ. Điều này cho thấy khả năng, sức mạnh và nội lực của triều đại Quang Trung. Bởi lẻ, chủ trương mở cửa này chỉ thực hiện được một khi triều đại được xây dựng trên một nền tảng vững chắc. Uy thế của Quang Trung cùng với những chiến công lừng lẫy trước đó cũng như thành quả bước đầu của công cuộc xây dựng đất nước tạo cho triều đại này một tư thế nhất định trong việc thực hiện đường lối kinh tế mới. Các triều đại phong kiến trong lịch sử với những nguyên do khác nhau luôn luôn e dè vấn đề mở cửa, mua bán, thông thương với bên ngoài. Nhưng chủ trương của Quang Trung cho thấy một sự khởi sắc mới của thời đại. Suy cho cùng, việc phục hồi kinh tế nông nghiệp trong tình trạng tiêu điều, hoang hóa của đất nứơc trước kia cũng là một đóng góp hết sức to lớn trên con đường phục hưng quốc gia-dân tộc. Còn việc đặt quan hệ buôn bán, thông thương với nước ngoài như nhà Thanh, các thuyền buôn phương Tây là một tiến bộ mới đưa nước ta từng bước khẳng định mình trước thời đại.

Như vậy, xét ở góc độ kinh tế, Quang Trung đã đặt một nền móng vững chắc cho sự cải cách được khởi sắc. Những chính sách khuyến nông, chính sách thuế khóa giản dị, bước đầu mở cửa thông thương mua bán với bên ngoài trong khi mới dẹp nạn xâm lấn trong Nam, ngoài Bắc thể hiện một bản lĩnh vững vàn của Quang Trung nói riêng và triều đại của ông nói chung. Vì thế, những đóng góp của Quang Trung là hết sức vĩ đại có thể hiểu như một bước ngoặt của cải cách. Bởi lẻ, xét theo quan niệm hiện thời thì một đóng góp có thể xem như là một cải cách nó phải có sự thay đổi nhảy vọt về chất, thay đổi về cả nội dung lẫn hình thức. Còn xét trong thời đại Quang Trung chỉ tính riêng về mặt kinh tế, nó chỉ là bước phục hồi trở lại những hình thức sản xuất cũ, phương thức sản xuất cũ. Tuy nhiên, về mặt nội dung và cách thức, bước đi nó đã thể hiện những cái mới so với trước. Chính những cái đó, nó làm nô nức lòng dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước cũng như củng cố thêm lòng tin của nhân dân vào triều đại Tây Sơn. Vì thế những đóng góp trên lĩnh vực kinh tế của Quang Trung là hết sức to lớn và thiết thực. Tính cải cách như chúng ta hiểu theo nghĩa ngày nay – có một sự nhảy vọt về chất không thể hiện một cách thỏa đáng nhưng nó đã đặt nền móng hướng tới cải cách. Nếu lịch sử dành cho Quang Trung chỉ khác đi một chi tiết là ông có thể sống lâu hơn chút nữa thì những đóng góp của ông trên lĩnh vực kinh tế không chỉ có bấy nhiêu đó. Nhưng bánh xe lịch sử không thể quay theo hướng khác được. Do vậy, những gì Quang Trung đặt nền móng trước đó đã không có sự kế thừa. Nhưng không vì thế mà lịch sử có thể phủ nhận những cống hiến của ông.

Nếu ở các lĩnh vực khác luôn luôn có sự xem xét, đắn đo, suy nghĩ và cả những sự tranh cải gay gắt thì các nhà nghiên cứu dường như dễ thống nhất với nhau ở một điểm là những đóng góp của Nguyễn Huệ trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục thực sự là những cải cách. Đó là chính sách coi trọng và đề cao chữ Nôm trong giáo dục cũng như trong sáng tác văn chương, các chiếu thư, thi cử…Chữ Nôm mặc dù được xây dựng trên cơ sở chữ Hán nhưng nó đã mang tính cách tân lơn lao, thổi được cái hồn dân tộc vào trong đó. Bởi nó ghi nhận một cách trung thành tiếng nói của người Việt. Cho nên, mặc dù chữ Nôm gặp nhiều sự phản đối nhưng nó vẫn sống trong lòng nhân dân. Lần đầu tiên trong lịch sử Quang Trung đã đưa chữ Nôm vào trong giáo dục, thi cử. Cuối năm 1791, quang Trung cho lập “Sùng chính thư viện” do La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp làm viện trưởng, phụ trách gió dục và dịch chữ Hán ra chữ Nôm.2 Chính sách coi trọng chữ Nôm của Quang Trung nuôi dưỡng một hoài bảo lớn lao là thay thế chữ Hán bằng tiếng mẹ đẻ trong học tập, thi cử, sáng tác văn chương…mà những đại diện tiêu biểu là Phan Huy Ích, Nguyễn Huy Lượng, Lê Ngọc Hân và đặc biệt là Hồ Xuân Hương. Việc phổ cập giáo dục chữ Nôm đã tới tận thôn xã theo Chiếu lập học. Còn nội dung giáo dục mang tính thiết thực, sáng tạo thay cho lối học từ chương xáo rỗng trước đó. Năm 1789, Quang Trung mở kỳ thi đầu tiên ở Nghệ An, đặc biệt thanh toán chế độ khoa cử thối nát thời Lê – Trịnh, cũng như thải hồi về địa phương tất cả những sinh đồ ba quan. Những chính sách trên đây chứng tỏ Quang Trung muốn xây dựng một nền học thuật mới mang tính dân tộc, thoát ly từng bước khỏi nền giáo dục khuôn xáo trước đó.

Đặc biệt đối với tôn giáo, Quang Trung thể hiện một tư tưởng hết sức tiến bộ. Đó là chỉnh đốn lại đội ngũ tăng lữ trong chùa chiền, bắt những kẻ biếng nhác, côn đồ, lưu manh nấp bóng nhà Phật trở về cuộc sống đời thường lao động sản xuất. Riêng đối với đạo Kitô Quang Trung không thể hiện thái độ cấm đạo như các chúa Trịnh-Nguyễn. Ngược lại, ông cho phép các giáo sĩ được truyền đạo, xây dựng nhà thờ và không cho phép ai được xúc phạm đến tính mạng cũng như tài sản của họ. Tất cả, những điều đó cho thấy rằng Quang Trung đã từng bước xây dựng một quốc gia dân tộc với một hình ảnh mới đặc trưng so với sự cai trị bất lực, mục rỗng của các vua chúa Đàng Trong, Đàng Ngoài trước đó. Vì vậy, lịch sử có thể tự hào với những cống hiến của Quang Trung về mặt văn hóa. Bởi chính sự cải cách này đã từng bước khẳng định bản lĩnh quốc gia dân tộc trong thế đối trọng với các nước láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc.

Tóm lại, với những đóng góp như vậy, thời đại Tây Sơn nói chung và Quang Trung nói riêng đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc phục hưng quốc gia-dân tộc. Những đóng góp đó như đã phân tích có cái thực sự là những cải cách, có lĩnh vực Nguyễn Huệ chỉ phục hồi, đặt tiền đề cho sự phát triển. Nhưng suy cho cùng, ông đã thực sự là một người vĩ đại của dân tộc trên bước đường chinh phục các thế lực thù địch trong nước cũng như ngoài nước; đặc biệt thể hiện trong công cuộc xây dựng Tổ quốc về sau này. Tất nhiên có những vấn đề do sự hạn chế của thời đại mà Quang Trung không thể vượt qua được để đi đến cùng của cải cách. Nhưng sự nghiệp của ông để lại đã thực sự to lớn và vĩ đại. Vì thế, chúng ta luôn luôn phải hết sức trân trọng những thành quả đó và hết sức kính phục, học tập người xưa trên con đường khám phá, tìm kiếm những chân giá trị của lịch sử.



1 PGS. TS Nguyễn Phan Quang, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1884, Tp. HCM, 2000.

2 PGS. TS. Nguyễn Phan Qnang, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1884, Tp. HCM, 2000

TIM HIEU TRIET HOC AN DO CO DAI

Triết học An Độ cổ đại là một trong những tinh hoa tư tưởng của nhân loại. Kinh Upanishad vì thế có một ý nghĩa quan trọng trong lịch sử triết học An Độ. Do vậy, nó luôn được kế thừa và phát triển. Cho nên, chúng tôi thực hiện đề tài này như là bước đầu tìm hiểu những giá trị căn bản của triết học cổ đại An Độ nói chung và kinh Upanishad nói riêng.

1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

Thời kỳ cổ đại, đặc biệt từ thế kỷ thứ VI TCN đến thế kỷ thứ I TCN, tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tư tưởng-triết học An Độ phát tirển mạnh mẽ dưới tác động của những biến cố lịch sử.

An Độ cổ đại xoay quanh hai nền văn minh lớn ở sông An và sông Hằng. Đây là những con sông mang nguồn nước và phù sa về tưới cho cả một vùng rộng lớn ở miền Bắc An, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên và khí hậu của An Độ rất phức tạp với núi non trùng điệp, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, có vùng lạnh giá quanh năm tuyết phủ, lại có những vùng sa mạc khô cằn, nóng nực… Tất cả những yếu tố khó khăn, khắt nghiệt đó đè nặng lên đời sống của người dân An Độ.

Về mặt kinh tế: Có sự phát triển vượt bậc, trên cơ sở mở mang thêm các công trình thủy lợi. Đó là cơ sở quan trọng cho quá trình phát triển nông nghiệp của cư dân An Độ cổ đại. Bởi lẽ, các nhà nước phương Đông thường tập trung quanh các con sông lớn như sông Nil (Ai Cập), sông Tiger (Lưỡng Hà), sông Hoàng Hà (Trung Quốc), sông An và sông Hằng (An Độ). Đây là những con sông cung cấp phù sa, độ màu mở cho đất đai canh tác nông nghiệp, hình thành nền văn minh nông nghiệp. Công cuộc khai hoang cũng được mở rộng làm tăng diện tích đất canh tác. Trên cơ sở mở mang các công trình thủy lợi, đất canh tác, tăng cường trồng các loại ngũ cốc, nông nghiệp vì thế phát đạt. Kinh tế tự nhiên chiếm phần ưu thế. Bên cạnh đó, ngành thủ công tương đối phát đạt với các nghề đa dạng: dệt vải, bông, đay, sợi, tơ lụa, nghề luyện sắt, làm đồ gỗ, gốm sứ, làm đồ trang sức… Thương nghiệp, buôn bán cũng phát triển ở An Độ cổ đại. Từ đó trong lòng quốc gia này hình thành nên một tầng lớp mới là thương gia và thợ thủ công. Tiền tệ xuất hiện. Nhiều thành phố trở thành những trung tâm công thương nghiệp quan trọng. Mạch buôn bán, thông thương trong và ngoài nước được kết nối và phát triển. Thời kỳ cổ đại, các con đường thương mại thủy bộ nối liền An Độ với các quốc gia Trung Hoa, Ai Cập, các nước Trung Á cũng xuất hiện. Cho nên, nhìn một cách tổng thể thì thời kỳ cổ đại An Độ là một trong những trung tâm kinh tế phát đạt của phương Đông.

Xã hội An Độ: đặc trưng với chế độ đẳng cấp gọi là chế độ "Varna". Chế độ "Varna" đã góp phần qui định cơ cấu xã hội và ảnh hưởng nhiều đến hình thái tư tưởng An Độ cổ đại. Đó là chế độ xã hội dựa trên sự phân biệt về chủng tộc màu da, dòng dõi, tôn giáo, hôn nhân…hình thành trong quá trình người Arya chinh phục thống trị người Dravida cũng như cả trong quá trình phân hóa xã hội người Arya giữa quý tộc và thường dân. Thời kỳ này, An Độ tồn tại chế độ chiếm hữu nô lệ gia trưởng và nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền kiểu phương Đông. Trong đó quyền lực của các bậc đế vương được đảm bảo trên cơ sở sở hữu lớn về ruộng đất. Theo thánh kinh Bàlamôn và Bộ luật Manu về cơ bản, xã hội An Độ phân chia thành bốn đẳng cấp lớn; đứng đầu là đẳng cấp tăng lữ, lễ sư Bàlamôn (Brahmana), thứ hai là đẳng cấp vương công, vua chúa, tướng lãnh, võ sĩ (Kshatriya), thứ ba là đẳng cấp thương nhân, điền chủ và thường dân Arya (Vaishya), thứ tư là đẳng cấp tiện dân và nô lệ (Shudra, Sudra). Ngoài bốn đẳng cấp trên còn có những người bị coi là ngoài đẳng cấp xã hội. Đó là tầng lớp người cùng đinh, hạ đẳng, Paria, như người Chandala. Chế độ đẳng cấp và thể chế xã hội luôn đè nặng lên đời sống người dân An Độ. Việc phân chia xã hội thành những đẳng cấp với những tính chất khắt khe, nghiệt ngã của nó đụng chạm đến quyền lợi của các tầng lớp người trong xã hội: như thương nhân, thợ thủ công và nông dân. Nó ngăn cãn con đường phát triển của xã hội. Vì thế trong xã hội An Độ cổ đại đã dậy lên một làn sóng phản đối sự thống trị đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp làm rung động cả nông thôn lẫn thành thị. Mặt khác, sự tồn tại day dẳng của những công xã nông thôn trong đó các đế vương nắm quyền lực vô hạn về sở hữu ruộng đất và thần dân cũng đã đè nặng lên đời sống của người dân An Độ. Do vậy, triết học, tôn giáo thời kỳ này đều tập trung vào việc lý giải căn nguyên nỗi khổ và tìm cách giải thoát con người khỏi những lo âu, khổ não của đời sống mà họ đang gánh chịu. Trong đó, người nô lệ có một cuộc sống khổ sai cùng cực. Vì thế, xã hội chiếm hữu nô lệ gia trưởng An Độ chứa đựng đầy rẫy những mâu thuẫn, phức tạp.

Về khoa học An Độ cổ đại khá phát triển. Thiên văn học xuất hiện; người An Độ biết sáng tạo ra lịch pháp, giải thích dược hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. Về toán học: người An Độ đã phát minh ra chữ số thập phân, tính được số pi, giải phương trình bậc 2,3… Y học An Độ cũng ra đời rất sớm. Những thành tựu khoa học giúp con người khám phá, cải tạo tự nhiên và là cơ sở hình thành thế giới quan triết học duy vật và những tư tưởng biện chứng tự phát.

Văn hóa-nghệ thuật: Những công trình kiến trúc độc đáo cùng với những thành tựu văn hóa rực rỡ thời cổ đại vừa có ý nghĩa triết học, tôn giáo vừa biểu hiện tinh thần, ý chí, tình cảm… của người An Độ.

Tất cả những đặc điểm lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội cùng với sự phát triển rực rỡ của văn hóa, khoa học An Độ cổ đại là những tiền đề lý luận và thực tiễn phong phú làm nẩy sinh và phát triển những tư tưởng triết học thời cổ đại.

2. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TRONG KINH UPANISHAD

Tư tưởng triết học An Độ cổ đại được hình thành từ cuối thiên niên kỷ thứ II đầu thiên niên kỷ thứ I TCN bắt nguồn từ thế giới quan thần thoại, tôn giáo; thờ vật tổ - totemisme và tín ngưỡng vật linh animisme. Những tư tưởng triết học An Độ thực sự xuất hiện thời Upanishad (thế kỷ X-VI TCN). Đầu thế kỷ X TCN, đạo Rig-Véda, hình thức đầu tiên của An Độ giáo, một thứ tôn giáo có tính chất đa thần, tự nhiên dựa trên tư tưởng triết lý của thánh kinh Véda, sau đóđạo Bàlamôn dựa trên triết lý của Upanishad và chế độ đẳng cấp, tôn thờ thần tối cao, toàn năng - Brahma, sáng tạo và chi phối vũ trụ ra đời. Những kinh Upanishap: là những kinh sách bình chú tôn giáo - triết học, giải thích ý nghĩa triết lý sâu xa của tư tưởng thần thoại, tôn giáo Véda, trong đó nêu lên những lập luận khái quát về "đấng sáng tạo tối cao", về "tinh thần thế giới vô ngã" Brahman và bản chất tâm linh con người.

Trong kinh Upanishad, những nguyên lý trừu tượng khái quát giải thích căn nguyên và bản chất của vũ trụ bằng một "đấng sáng tạo" duy nhất, bằng "tinh thần thế giới vô ngã", tuyệt đối, tối cao. Tư tưởng ấy được tìm thấy trong các bài thánh kinh Rig-Véda nói về khởi nguyên của vũ trụ gọi là Nasadiya. Triết lý An Độ đã vạch ra cái chung, cái bản chất với nguyên lý trừu tượng để giải thích về căn nguyên của vũ trụ. Đó cũng là xu hướng tất yếu của tư tưởng triết học An Độ về sau này. Trong đó ba vị thần: Brahma (sáng tạo), thần Shiva (Hủy diệt) và Vishu (Bảo vệ) như trong kinh Upanishad, trong Bhagavad-Gita. Ba vị thần này thể hiện sự thống nhất của vũ trụ theo một qui trình: sáng tạo-bảo tồn-hủy diệt và ngược lại.1 Tóm lại, tư tưởng triết học trong kinh Upanishad - một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh Véda. Nó là những lời bình giải tôn giáo triết học cổ An Độ về các lẽ thiết yếu, ý nghĩa triết lý sâu sa của các bài kinh, các nghi lễ cũng như các bản thần thoại Véda được biên soạn qua nhiều thế kỷ, bởi các tông phái, các đạo sĩ trong những hoàn cảnh, địa phương khác nhau.

Triết gia Schopenhauer cho rằng" Khắp thế giới không có gì ích lợi, nâng cao tâm hồn con người bằng các Upanishad. Nó an ủi đời sống của tôi, nó sẽ an ủi tôi khi tôi chết". Theo đó, chúng ta nhận thấy một điều rằng: Upanishad là tác phẩm triết lý và tâm lý cổ xưa nhất không chỉ có ý nghĩa sâu xa nhất đối với triết học An Độ cổ đại mà còn có một giá trị lớn lao đối với nhân loại. Do đó, nó luôn được kế thừa và bảo tồn trong nền triết học An Độ, là một bộ phận quan trọng, tinh hoa trong tư tưởng nhân loại.

Upanishad có nghĩa là ngồi trang nghiêm cùng giảng giải lý thuyết cao siêu, huyền bí với thầy. "Shad": ngồi, "Upa": gần, "Ni": trang nghiêm. Upanishad được viết dưới hình thức hội thoại giữa các ông thầy với trò chứ không trình bày theo hệ thống các quan điểm triết học chặt chẽ trong một trường phái nhất định. Upanishad có tới hơn 200 bài kinh. Mười bài đầu người ta cho là cổ xưa nhất có nguồn gốc từ kinh Véda được viết vào khoảng thế kỷ thứ X-VI TCN. Sự xuất hiện của Upanishad được coi là "bước nhảy" hoàn toàn từ thế giới quan thần thoại, tôn giáo sang tư duy triết học.2

Upanishad cho rằng: nhận thức của con người chia thành hai trình độ: Hạ trí (aparâ - vidây), và Thượng trí (parâ - vidây). Hạ trí phản ánh sự vật, hiện tượng riêng lẻ, có hình dạng, thanh sắc đa dạng… bao gồm các tri thức khoa học, nghệ thuật. Hạ trí cũng có vai trò và công dụng của nó đối với nhận thức, là phương tiện cần thiết đưa con người hiểu biết thượng trí. Còn thượng trí là trình độ vượt qua cái thế giới hữu hình, hữu hạn, thường xuyên biến đổi để nhận thức thực tại tuyệt đối, duy nhất, bất diệt (aksara), vô hình và bản chất của tất cả những cái đang tồn tại.3

Nội dung căn bản trong các Upanishad chứa đựng những câu hỏi về bản nguyên tồn tại của thế giới và đặc biệt là hình ảnh, sự sống của con người trong đó. Upanishad đã đưa ra cách lý giải bản nguyên của thế giới này là "tinh thần vũ trụ tối cao" Brahman, là thực thể duy nhất, có trước nhất, tồn tại vĩnh cửu, bất diệt, là cái từ đó tất cả thế giới đều nảy sinh ra và nhập về với nó khi chết đi. Trong Chândogya Upanishad III, 14,1 lý giải: Linh hồn con người (Atman) chỉ là sự biểu hiện, là một bộ phận của "tinh thần tối cao". Thể xác chỉ là vỏ bọc của linh hồn, là nơi trú ngụ, hiện thân của tinh thần tối cao, tuyệt đối, bất tử Brahman. Upanishad thừa nhận một điều:" toàn bộ vũ trụ là Brahman, toàn thể vũ trụ tiềm ẩn trong lòng ta, đó là Brahman". Trong vũ trụ từ cái vô cùng lớn đến cái vô cùng nhỏ đều là biểu hiện của một cái tối cao, tuyệt đối, duy nhất Brahman. Đó là bài học quan trọng đầu tiên của các đệ tử khi đến với Upanishad. Upanishad luôn khẳng định một điều rằng: trí tuệ con người không phải là vô ích. Nhưng trước cái bao la, cao siêu của vũ trụ thì trí tuệ có một địa vị rất khiêm tốn. Tuy nhiên, nó cũng giúp chúng ta nhận biết sự vật, hiện tượng và các mối liên quan giữa chúng.

Atman (linh hồn thế giới) không phải là cái có thể nhận thức hết thông qua học hỏi. Bởi ta nhận thấy bản thể cái "ngã" của ta không phải là thể chất, không phải là tinh thần, cũng không phải là cá nhân. Nhưng nó cũng sâu thẳm, vô hình, vô thanh ở trong nội tâm ta. Đó là Atman - giai đoạn thứ nhất của nhận thức. Còn giai đoạn thứ hai là Brahman: linh hồn của vũ trụ, bản thể của thế giới là vô hình, vô sắc, vô thanh. Nó xâm nhập tất cả, không có cá tính, nhưng có trung tính. Brahman là linh hồn bất diệt, không bao giờ chết. Nó là linh hồn của mọi vật cũng như Atman là linh hồn của mọi linh hồn; nó là sức mạnh duy nhất vượt ra khỏi, vừa ở trên vừa ở dưới mọi sức mạnh và mọi vị thần. Giai đoạn thứ ba quan trọng nhất: Atman và Brahman chỉ là một. Thiên - Nhân đồng nhất. Một vị tôn sư đã diễn đạt ý đó trong ngụ ngôn bất hủ dưới đây:

"Đem lại cho ta một trái sung

Thưa tôn sư, đây

Bửa nó ra

Thưa tôn sư, con bửa rồi đây

Con thấy gì?

Thưa tôn sư, con thấy nhiều hột nhỏ

Cắt một hột đi

Thưa tôn sư, con cắt rồi đây

Con thấy gì?

Thưa tôn sư, con chẳng thấy gì cả

Đúng vậy, đấy, con, chính từ cái bản thể tế vi đó, phải, chính từ cái bản thể tế vi đó mà phát sinh ra cây sung lớn. Con tin thầy đi, chính cái bản thể tế vi đó là linh hồn của cả vũ trụ. Nó chính là cái Thực thể. Chính là Atman: Tat tavam asi - chính là con đấy, Shewetaketu ạ"

"Thưa tôn sư, con có cần phải hiểu thêm gì về điều đó nữa không?"

"Thôi đấy nhiêu thôi"4

Đoạn biện luận về Atman Brahman và sự tổng hợp Atman và Brahman được các Upanishad lặp đi lặp lại lý thuyết này để ghi sâu vào đầu óc của các tín đồ. Chính thuyết này là tinh tuý của Upanishad. Đành rằng trong các Upanishad còn nhiều thuyết khác nữa. Tóm lại, dẫu quanh co, rắc rối như thế nào đi nữa thì chung qui lại cái bản ngã( Atman) là linh hồn. Linh hồn ấy cũng đồng nhất của linh hồn vũ trụ, do đó linh hồn con người cũng sáng tạo ra thế giới.

Trong Upanishad quan niệm, linh hồn (Atman) tồn tại trong thể xác trần tục với những ham muốn, dục vọng và hành động của con người nhằm thỏa mãn những ham muốn trong đời sống trần gian đã gây ra những hậu quả, gieo đau khổ ở kiếp này và kiếp sau, gọi là nghiệp báo Karma. Vì vậy, linh hồn cứ bị giam hãm trong thể xác không nhận ra và không trở về đồng nhất với Brahman. Do vậy, muốn giải thoát linh hồn bất tử khỏi vòng vây hãm của nghiệp báo, luân hồi, thoát khỏi sự chi phối của đời sống ham muốn dục vọng… để trở về với Brahman thì con người phải dốc lòng tu luyện hành động và tu luyện tri thức. Bằng nhận thức trực giác, thực nghiệm tâm linh, con người mới nhận ra chân bản của mình. Lúc đó, linh hồn bất tử mới đồng nhất với "linh hồn vũ trụ tối cao" và bắt đầu siêu thoát (moksa).

Tóm lại, từ khi hình thành và phát triển triết học suy cho cùng xoay quanh hai vấn đề lớn là trả lời câu hỏi về sự tồn tại của vũ trụ-con người và mối quan hệ giữa linh hồn, thể xác và vũ trụ. Upanishad là một cách trả lời về cái gì là thực tại cao nhất, là căn nguyên của tất cả khi nhận thức về nó, người ta sẽ nhận thức được mọi cái còn lại và có thể giải thoát được linh hồn khỏi sự lo âu khổ não của đời sống trần tục và sự ràng buộc của thế giới biến ảo, vô thường. Đó chính là tinh thần vũ trụ tối cao Brahman duy nhất và bất diệt.

3. Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ

Với nội dung triết lý phong phú như vậy, kinh Upanishad trở thành nguồn gốc của hết thảy các quan điểm và hệ thống triết học An Độ sau này.

Tư tưởng triết học của Upanishad được đa số các trường phái triết học duy tâm sau này kế thừa. Những trường phái này tìm thấy trong đó uy thế tối cao của mình - cái uy thế mà họ cho là không có nguồn gốc từ hiện thực, mà là sự linh báo thần linh.

Ơ Upanishad mới bắt đầu có những câu hỏi và những lời giải đáp mang tính triết học. Đó là những vấn đề căn bản của triết học sau này: về con người với sự tồn tại của linh hồn, thể xác, về bản nguyên của vũ trụ… Sự ra đời của kinh Upanishad vì thế thực sự trở thành một bước "nhảy vọt" từ thế giới quan thần thoại, tôn giáo sang thế giới quan triết học. Kinh Upanishad thể hiện cách nhìn nhận, quan niệm về thế giới, con người, thần linh, linh hồn… Quan trọng nhất là Upanishad đã trả lời được cái thực tại cao nhất, là căn nguyên của tất cả mà khi nhận thức được nó, người ta sẽ nhận thức được cái còn lại và giải thoát linh hồn khỏi sự ràng buộc của đời sống trần tục.

Trong kinh Upanishad thể hiện một quan niệm duy tâm tôn giáo: Thiên - Nhân đồng nhất mà về sau các tư tưởng triết học cổ đại An Độ kế thừa. Đó là "tinh thần tối cao", duy nhất, tuyệt đối, bất diệt, vĩnh viễn Brahman - Linh hồn của vũ trụ. Vũ trụ bao la như vậy đã vượt quá tầm hiểu biết của con người. Con người với những ham muốn trần tục, bị kiềm hãm trong thể xác tội lỗi rất khó siêu thoát. Bởi lẽ, con người không dễ dàng từ bỏ những mong ước, ham muốn trần tục của mình nên luôn luân hồi trong vòng đau khổ. Chỉ khi nào con người nhận biết được mình là một thực thể bé nhỏ tồn tại trong tinh thần vũ trụ bao la Brahman và từ bỏ những dục vọng, những ham muốn tội lỗi thì mới trở về với Brahman và siêu thoát. Triết lý đó ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng triết học An Độ cổ đại trong Bàlamôn, Hinđu giáo.

Triết lý duy tâm tôn giáo Upanishad đã đóng vai trò là cơ sở lý luận cho đạo Bàlamôn cũng như đạo Hindu ở An Độ cổ đại. Upnishad cùng với triết lý Véda và đạo Bàlamôn đã trở thành hệ thống tư tưởng thống trị trong đời sống tinh thần ở An Độ cổ đại.

Suy cho cùng, kinh Upanishad có nội dung duy tâm sâu sắc và biện minh cho học thuyết duy tâm cổ đại. Đó cũng là một cách nhìn nhận về thế giới, vũ trụ và con người - những vấn đề kinh điển, đầu tiên và cơ bản của triết học. Thế giới thần linh trong kinh Upanishad dần mờ nhạt. Những nguyên lý trừu tượng, khái quát, giải thích căn nguyên và bản chất của vũ trụ bằng một đấng sáng tạo duy nhất, bằng tinh thần thế giới vô ngã. Từ thế giới đa thần, kinh Upanishad đã thống nhất trong tinh thần tuyệt đối Brahman. Như vậy, tư tưởng triết học An Độ cổ đại đã dần khám phá ra cái chung, cái bản chất của sự vật hiện tượng đa dạng phong phú ẩn đằng sau hiện thực. Thế giới hiện thực vì thế thống nhất với tinh thần vũ trụ tối cao và con người. Con người và vũ trụ, thiên nhiên có sự giao hòa, đồng nhất với nhau. Đó là tinh thần cao nhất của kinh Upanishad. Tinh thần đó thấm nhầm trong lịch sử triết học An Độ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo, Triết học Mác - Lênin, (tập I), NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999.

2. Bộ giáo dục và đào tạo, Triết học (tập I), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,2001.

3. GS. Nguyễn Gia Phu, Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam, ĐHTH Tp. HCM, 1996.

4. Will Durant - Nguyễn Hiến Lê (dịch), Lịch sử văn minh An Độ, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2003



1 B giáo dc và đào to, Triết hc (tp I), NXB Chính tr quc gia, Hà Ni, 2001, tr 25-29.

2 B giáo dc và đào to, Sách đã dn, tr 38

3 B giáo dc và đào to, Sách đã dn, tr 38

4 Will Durant - Nguyn Hiến Lê (dch), Lch s văn minh An Độ, NXB Văn hóa thông tin, Hà Ni, 2003, tr 66-67.

VAN HOA SONG NUOC O VIET NAM

I. GIỚI THIỆU SÔNG NƯỚC VIỆT NAM

Đất nước Việt Nam có một nguồn tài nguyên thiên vô cùng phong phú: rừng vàng, biển bạc, ruộng lúa phì nhiêu, cây cối xanh tươi bốn mùa đơm hoa kết trái. Con người Việt Nam có một lòng yêu quê hương đất nước thật nồng nàn tha thiết; chính từ tình yêu quê hương tha thiết ấy đã hình thành trong tâm hồn người dân Việt một tình cảm gắn bó sâu đậm với thiên nhiên, sống hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp muôn màu muôn vẻ.

Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết nắng ẩm mưa nhiều nên đất nước Việt Nam có một hệ thống sông ngòi đa dạng, chằng chịt, được phân bố rải rác khắp nơi. Hầu như miền nào, vùng nào cũng có sông nước, kênh rạch. Những con sông thơ mộng, hiền hòa vẫn hàng ngày, hàng giờ gắn liền với cuộc sống bình dị của người dân, mang dòng nước tắm mát cho đời. Những con sông mà tên tuổi đã theo người Việt Nam vào những trang sử thắng giặc ngoại xâm hào hùng và oanh liệt. Những con sông đã tạo nên nguồn cảm hứng cho những áng thơ văn bất hủ trong nền văn thơ nước nhà.

Hình ảnh sông nước hiện diện ở khắp mọi nơi trên mảnh đất Việt Nam. Mãi tận vùng đồi núi phía Bắc là con sông Kỳ Cùng, con sông bắt nguồn từ miền Đông Bắc nước ta, chảy ngược lên phía Bắc đổ vào sông Tây Giang ở Trung Quốc; con sông Lục Nam bắt nguồn từ Trung Quốc là con sông lớn nhất khu vực này. Tuy nhiên, ở vùng đồng bằng Bắc bộ, con sông lớn nhất là sông Hồng, nó bắt nguồn từ dãy núi Ngụy Sơn, gần hồ Đại Lý (Vân Nam - Trung Quốc) chảy vào nước ta ở vùng Hà Khẩu (Lào Cai), lưu lượng sông rất lớn (từ 700m³/s đến 28.000 m³/s), hàng năm chuyển tải một khối lượng phù sa lớn (130 triệu tấn) lấp dần vịnh Biển Đông để tạo nên một đồng bằng rộng lớn, màu mỡ (hơn 15.000km²). Cùng với sông Hồng, sông Thái Bình cũng là một con sông lớn, bù đắp phù sa cho miền đồng bằng Bắc Bộ. Sông Đà, thường vẫn được coi là nhánh của sông Hồng, nhưng trong thực tế, hằng năm sông này cung cấp đến gần một nửa tổng lượng nước của hệ thống sông Hồng hợp lại. Khả năng cung cấp năng lượng thủy điện cho nhiều vùng rộng lớn ở miền Bắc do trữ năng lý thuyết của toàn bộ khu vực có thể đạt đến 59,30 tỷ Kwh. Ngoài ra, còn một số con sông là phụ lưu của sông Hồng như sông Lô, sông Gâm, sông Chảy, sông Thao, sông Đáy.

Sông Bạch Đằng hiểm yếu mà hùng vĩ, chảy giữa hai huyện Hưng Yên (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách Vịnh Hạ Long khoảng 40km.

Xuôi một chút về miền Bắc Trung Bộ, con sông Mã bắt nguồn từ Tuần Giáo và Pu Sam chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra Biển Đông. Cùng với sông Chu, phù sa của sông Mã đã tạo nên đồng bằng Thanh Hóa.

Sông Cả (hay sông Lam) cũng góp phần tạo nên những đồng bằng nhỏ ở Nghệ An.

Chảy hiền hòa trong thành phố Huế, vùng đất kinh kỳ xưa, là con sông Hương thơ mộng. Sông Hương với các phụ lưu của nó là sông Bồ, Hữu Trạch và Tả Trạch uốn khúc qua đồng bằng Huế để chảy ra phá Thuận An, đồng bằng này nằm kéo dài dọc theo một dãy đầm và phá dài hơn 70km, rộng hơn 10km và sâu chừng 10m.

Đà Nẵng có con sông Hàn, sông Thu Bồn; Quảng Ngãi có con sông Trà Khúc, Trà Bồng; Phú Yên có sông Đà Rằng; sông Cái ở Nha Trang, sông Trà Dục chảy xuống Ba Ngòi (Cam Ranh), sông Lũy ở Phan Rí… Tất cả các con sông ở miền Trung đều ngắn, rất khó khăn cho việc lưu thông.

Tây Nguyên có sông Aydun và sông Ba, sông Sêrêbôc…

Miền Đông Nam bộ có hệ thống sông Đồng Nai, có một mạng lưới sông nhánh khá rậm rạp, trong đó các nhánh chính là sông La Ngà ở tả ngạn, sông Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ ở hữu ngạn. Do bắt nguồn từ những hướng khác nhau nên tạo cho hệ thống sông một lưu vực rộng lớn. Bản thân sông Đồng Nai lại bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên sau chỗ hợp lưu của hai sông Đa Đưng và Đa Nhim. Tổng lượng nước mặt lên đến 30 tỷ m³/năm.

Đồng bằng Tây Nam Bộ là vùng đồng bằng rộng lớn nhất nước ta được bồi đắp bởi phù sa của con sông Cửu Long (sông Mê Kông). Bắt nguồn từ Campuchia, sông Cửu Long chia ra làm hai nhánh chính: sông Tiền và sông Hậu tạo nên những vùng đất đai màu mỡ và trù phú.

Trên đây chỉ mới liệt kê ra tên của một số con sông nổi tiếng và quan trọng trong hệ thống sông ngòi có đến 2.860 con sông có chiều dài từ 10km trở lên ở Việt Nam.

Hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều sông lớn này đã góp phần tạo nên cho Việt Nam một nguồn sống, một nguồn kinh tế dồi dào. Hơn thế nữa, hệ thống sông ngòi trải đều trên khắp miền đất nước đã tạo nên một bản sắc văn hóa rất riêng cho Việt Nam, bản sắc văn hóa của cư dân văn minh lúa nước, của trong lịch sử.

II. TÁC ĐỘNG CỦA SÔNG NƯỚC TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN VIỆT NAM

Đối với người dân Việt Nam, sông nước có những lợi ích vô cùng quan trọng trong đời sống hàng ngày cũng như trong sự phát triển văn hóa, kinh tế.

Nhiều dòng sông là nguồn cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và đời sống hàng ngày của người dân.

Ở các công trình thủy lợi, các con sông là nguồn nước tưới tiêu quan trọng cho cây cối, ruộng đồng, bảo đảm lương thực cho đời sống của người dân.

Sông nước là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho các công trình thủy điện.

Sông nước còn là nơi cung cấp nguồn thủy hải sản phong phú. Hàng năm, các con sông, các vùng biển ở Việt Nam cung cấp hàng vạn tấn cá tôm phục vụ cho xuất khẩu ra nước ngoài và cho nhu cầu thực phẩm của người dân.

Sông nước còn là huyết mạch giao thông quan trọng cho nhu cầu đi lại của người dân. Sông nước còn là đầu mối thông thương trong nước cũng như ngoài nước. Các cảng sông, cảng biển được thiết lập để phục vụ cho nhu cầu giao lưu, buôn bán giữa các vùng, là nơi giao thương với các quốc gia khác.

Việt Nam có bờ biển chạy dọc theo suốt chiều dài của đất nước, là nguồn cung cấp muối, nguồn cung cấp khoáng sản phục vụ cho phát triển kinh tế, phục vụ cho nhu cầu thiết yếu trong đời sống của người dân.

Sự hình thành của các vùng đồng bằng châu thổ là do phù sa của các dòng sông bồi đắp, là “món quà của các dòng sông”. Hàng năm phù sa các con sông Hồng và sông Cửu Long đã bồi đắp để hình thành thêm các vùng châu thổ rộng lớn. (Mỗi năm, phù sa sông Cửu Long bồi đắp thêm ra hàng trăm mét).

Bên cạnh việc mang lại những lợi ích thiết thực trong đời sống như trên, hàng năm, vào mùa mưa bão, các con sông dâng nước gây lũ lụt làm thiệt hại rất nhiều về người và của.

III. CÁCH THỨC ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỐI VỚI SÔNG NƯỚC

Con người Việt Nam vốn có tinh thần cần cù, chịu thương, chịu khó và một trí thông minh tuyệt vời. Chính bản chất ưu việt này đã giúp con người Việt Nam có được những phương thức ứng xử rất đa dạng, rất riêng biệt đối với thế giới tự nhiên.

Với trí thông minh của mình, ngay từ thời xa xưa trong lịch sử, ông cha ta đã nắm bắt được các quy luật của giới tự nhiên, dựa trên các quy luật này bắt tự nhiên phục vụ cho cuộc sống của chính mình. Những sáng kiến ấy được áp dụng trong mọi hoàn cảnh và mọi thời gian. Điều này đã được minh chứng một cách hùng hồn trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc qua hai trận chiến thắng lẫy lừng trên sông Bạch Đằng.

Lần thứ nhất là vào năm 938, dưới sự chỉ huy tài ba của Ngô Quyền, với sự đồng lòng góp sức của toàn dân, những chiếc cọc nhọn đã được chôn xuống lòng sông Bạch Đằng, nắm bắt được quy luật lên xuống của thủy triều dụ chiến thuyền địch rơi vào thế trận bày sẵn của quân ta làm nên trận chiến thắng lẫy lừng mở ra kỷ nguyên độc lập tự chủ cho dân tộc.

Lần thứ hai là vào năm 1288, khi quân Nguyên Mông thế mạnh như thác lũ, mang vó ngựa trường chinh với mưu đồ chinh phạt toàn thế giới, đang chiến thắng như chẻ tre từ Âu sang Á, mang đạo quân hùng mạnh ấy sang thôn tính nước ta. Ngờ đâu, gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của quân và dân ta dưới tài chỉ huy của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, trận Bạch Đằng lần thứ hai đã dìm tinh thần và khí thế của đạo quân Nguyên Mông xuống tận đáy sông sâu. Chiến thắng liệt oanh này đã đưa tên Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vào hàng ngũ những tướng chỉ huy tài ba nhất thế giới qua mọi thời đại.

Không phải chỉ biết dùng sức nước để đánh giặc, dân tộc Việt Nam còn biết lợi dụng sức mạnh của các sông nước phục vụ cho đời sống sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. Những con sông lớn có dòng nước chảy xiết, những dòng thác lớn là nơi thuận tiện để thiết lập các nhà máy thủy điện, cung cấp năng lượng, mang lại nguồn sáng văn minh cho con người. Nhân dân ta đã xây dựng hai nhà máy thủy điện năng suất cao là Nhà máy thủy điện sông Đà trên lưu vực sông Đà và Nhà máy thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai cũng chính là từ nắm bắt được quy luật của tự nhiên, nắm bắt được sức mạnh của sông nước. Đã có rất nhiều nhà máy thủy điện tiếp tục được xây dựng để phục vụ cho đời sống của nhân dân và cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà như thủy điện Thác Bà, Thác Mơ, Đa Nhim…

Ở vùng đồi núi phía Bắc, những dòng điện thu được từ dòng suối uốn khúc quanh co như ở ngay đồng bằng, làm thắp cháy những bóng điện không chỉ trong thị trấn nhỏ đẹp mà còn cả trong các làng bản bao quanh, làm hoạt động các máy bơm nước khi hạn hán đe dọa các thửa ruộng nằm trên các bậc thềm cao và các máy nông nghiệp đơn giản khác.

Ở những vùng sông nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, những vùng thường xuyên bị khô hạn, người ta xây dựng những công trình thủy lợi ngăn ngừa lụt ở các con sông lớn, đem nước vào những ruộng cao, tháo nước vào những vùng đồng thấp, thau chua rửa mặn tạo nguồn nước ngọt cung cấp nguồn nước tưới tiêu phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Với địa hình sông nước dày đặc rải rác khắp mọi nơi trên đất nước, người dân Việt Nam phải đối đầu với những hiểm họa do thiên tai gây ra. Hàng năm, thiên tai đã đã gây ra thiệt hại nhiều về người và của, trong đó thiên tai do nước gây ra là lớn nhất. Có đến trên 70% dân số của Việt Nam có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai do nước gây ra. Vào những năm trời mưa bão lớn cộng với sự dâng cao của thủy triều từ các con sông liên tiếp gây ra các trận lũ lụt nặng nề. Lũ lụt cuốn trôi nhà cửa, làm chết người và súc vật, có thể làm tràn nước mặng vào đồng ruộng. Để khắc phục và đối phó với hiểm họa thiên tai do lũ lụt gây ra người dân Việt Nam ở các miền khác nhau lại có những cách đối phó và thích ứng khác nhau.

Ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, nhân dân ta đã tiến hành đắp đê phòng chống lũ lụt. Đê điều là một công trình hết sức công phu, được đắp bằng tay, tốn biết bao công sức, của cải của nhân dân phải trải qua thời gian dài mấy trăm năm mới được như ngày hôm nay.. Với hơn 3000 km đê sông, 1500 km đê biển, sau nhiều lần tu bổ, hệ thống đê đồng bằng sông Hồng có chiều cao từ 6m-8m, nhiều nơi đến 11m và là hệ thống đê điều có quy mô lớn trên thế giới. Đến mùa lũ, toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ nằm dưới mức lũ từ 2m-4m, với các cơn lũ đặc biệt lớn thì từ 4-6m. Sự phát triển kinh tế xã hội của đồng bằng Trung du Bắc Bộ được bảo vệ bởi hệ thống đê điều.

Miền Trung cũng phải đối mặt gay gắt với bão lũ, hạn hán, gây thiệt hại ở cả đất liền và ngoài biển.

Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm lũ lụt cũng gây thiệt hại lớn về người và của.

Hơn 20 năm qua, đồng bằng sông Cửu Long từ chung sống với lũ đến chủ động thích nghi, đi từ khắc phục thiên tai trong mùa khô hạn để chủ động cao hơn trong mùa lũ..

Phương tiện đi lại phổ biến và chủ yếu ở Việt Nam từ ngàn xưa là giao thông đường thủy. Giao thông đường thủy tuy khó khăn phức tạp và nguy hiểm hơn giao thông đường bộ (tục ngữ Việt Nam có những câu như: Ngày đàng không bằng gang nước; Đi mười bước xa hơn ba bước lội….), nhưng nó lại là phương tiện đi lại phổ biến vì Việt Nam có địa hình sông nước. Ngày xưa người ta còn làm những con sông đào nối liền các phà và các sông lớn với nhau. Việt Nam lại có bờ biển rất dài nằm trong khu vực gió mùa, tất cả những nhân tố đó tạo điều kiện thuận tiện cho giao thông đường thủy Việt Nam phát triển.

Không phải ngẫu nhiên mà phần lớn các đô thị Việt Nam trong lịch sử đều là những cảng sông, cảng biển: Việt Trì, Hà Nội trên sông Hồng; Thanh Hóa trên sông Mã; Vinh trên sông Cả; Huế trên sông Hương; Đà Nẵng ở cửa sông Hàn; TP. Hồ Chí Minh trên sông Sài Gòn; Cần Thơ trên sông Hậu; rồi Vân Đồn, Phố Hiến, Hội An xưa và Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Phan Rang, Phan Thiết, Vũng Tàu nay đều là những cảng biển.

Trong khi ở Trung Hoa gốc du mục với những bình nguyên rộng lớn, cái sang trọng của vua chúa thể hiện ở những cỗ xe tam mã, tứ mã thì ở phương Nam sông nước, thuyền rồng là biểu tượng của quyền uy. Ở Việt Nam ngay cả khi ông táo bay lên trời cũng cưỡi trên lưng cá chép; con rồng tung hoành ngang dọc bốn bể thì cũng có nguồn gốc là con thuồng luồng dưới biển mà thôi.

Phương tiện giao thông và chuyên chở trên sông nước Việt Nam do vậy mà hết sức phong phú: thuyền, ghe, xuồng, bè, mảng, phà, tàu… Con thuyền gắn bó với sinh hoạt, đời sống, phong tục, lễ hội của người dân vùng sông nước đồng bằng Bắc Bộ từ xưa đến nay. Thuyền rồng để vua dùng được gọi là “thuyền ngự”. Thuyền rồng trong lễ hội dân gian mang ý nghĩa linh thiêng, trang trọng.

Thuyền còn có rất nhiều loại: thuyền thúng, thuyền thoi, thuyền mành, thuyền lươn, thuyền đinh, thuyền cóc, thuyền chài, thuyền rồng, thuyền độc mộc, thuyền tam bản… Từ thời Đông Sơn, người Việt đã đóng những con thuyền có hình dáng đa dạng, sức chở lớn, có loại bọc đồng, vượt biển đi tới các nước Đông Nam Á. Theo sách Tấn Thư thì từ thế kỷ thứ III, ở Giao Chỉ đã có những con thuyền đi trên biển có thể chở từ 600-700 người hoặc một số lượng lớn hàng hóa. Năm 1407, sau khi xâm lược Đại Việt và đánh bại nhà Hồ, quân Minh đã thu về 8865 chiếc thuyền; Trương Phụ cho lùng bắt được 7700 thợ giỏi Việt Nam thuộc nhiều người khác nhau đưa về Trung Hoa, trong đó có nhiều thợ đóng thuyền giỏi, họ đều bị đưa về làm việc trong các xưởng đóng thuyền lớn của nhà Minh. Triều đình lại hạ chiếu sai tướng Hoàng Phúc tìm bắt thêm; Hoàng Phúc đã cho lính đi lùng sục khắp nơi bắt thêm được hàng ngàn thợ đóng thuyền và năm 1413 đã đưa số này về Yên Kinh.

Thời Lê, những con thuyền hạng nặng dài khoảng 26-30m, rộng từ 3m6-5m, có từ 34-50 mái chèo, trọng tải khoảng 35-50 tấn. Hồi ký của Alexandre de Rhodes ghi lại rằng theo sự đánh giá của người Hà Lan thời đó, các thuyền chiến của chúa Trịnh và chúa Nguyễn có thể đánh bại các thuyền lớn của Hà Lan từng được phương Tây coi là “chủ nhân của An Độ Dương”.

Theo lời của J. Barrow, Hội viên Hội khoa học Hoàng gia Anh, người đã đến Đàng Trong cuối thế kỷ XVIII, thì “có một ngành đặc biệt trong các nghề mà xứ Đàng Trong hiện nay có thể tự hào được, đó là kỹ thuật đóng thuyền biển. Thuyền của họ rất đẹp, thường dài từ 50 - 80pieds (1pieds = 0.3m). Những người chèo mặt nhìn về phía trước chứ không ngoảnh về sau như người phương Tây… Năm 1820, Đại tá hải quân Mỹ White đã nhận xét: “Người Việt Nam quả là những nhà đóng tàu thành thạo. Họ hoàn thành công trình của với một kỹ thuật hết sức chính xác (Viện sử học 1979:214-218. Ghe thuyền được xem như con người, nhiều nơi ở Việt Nam có tục vẽ mắt thuyền, người ta tin rằng con mắt ấy sẽ giúp cho thuyền tránh khỏi sự tấn công của các loài quái vật, thuồng luồng trên biển làm hại, giúp cho ngư dân tìm được những nơi nhiều tôm cá, giúp cho bạn hàng tìm được bến bờ nhiều tài lộc.

Ghe là tất cả những phương tiện di chuyển phổ biến trên các vùng sông nước Nam Bộ, thường có mui, trọng tải trên hai mươi lăm giạ lúa trở lên (từ 500kg đến hàng trăm tấn).

Các loại ghe có thể kể ra như sau: Ghe chài với trọng tải nặng, thường để chở lúa, chở đá; ghe cà dom: lườn ghe thon, mũi ghe nhọn vót lên; ghe tam bản: mũi ghe bầu tròn, bụng ghe bè ra khá vững vàng khi đi trên sông. Có hai loại ghe tam bản: một loại lớn, trọng tải nặng như các loại ghe trên, một loại tam bản nhỏ dùng làm phương tiện di chuyển, đi lại từ nhà ra chợ búa hoặc chuyên dùng để làm đò đưa rước khách sang sông. Đặc biệt loại ghe tam bản nhỏ nay người ta ít làm mui, chỉ khi nào người nông dân dùng nó làm phương tiện đi cắt lúa mướn, hoặc buôn bán lặt vặt mới làm mui bằng dừa nước để che nắng che mưa.

Ngoài ra, ngày xưa những nhà phú hộ, điền chủ thường có những chiếc ghe gọi là ghe hầu, đóng theo hình dáng như ghe tam bản, nhưng có mui làm bằng loại cây thao lao, có cửa sổ như những cánh cửa sổ của căn nhà ở trên đất liền, được sơn phết rất đẹp.

Còn một loại ghe nữa, gọi là ghe lườn, trước đây rất thông dụng, nhưng thời gian sau này vì để tiết kiệm cây gỗ cho nên rất ít khi được dùng đến. Loại ghe này thường làm bằng một cây sao lớn, những người thợ dùng búa đục móc lấy ruột làm thành hình dáng chiếc ghe chứ không ráp các miếng be lại như những loại ghe thường. Ở vùng Sóc Trăng hàng năm có tổ chức đua loại ghe này, người ta thường gọi là đua ghe ngo, không có mui.

Ngoài ra có thể kể tên một số loại ghe thông dụng khác: ghe bầu, ghe cửa, ghe lồng, ghe giàn, ghe be, ghe bè, ghe chài, ghe lưới, ghe đò…

Xuồng là loại phương tiện chở nhẹ, có trọng tải từ năm giạ lúa tới 25 giạ lúa (khoảng từ 100 - 500kg). Đặc biệt, xuồng được thiết kế không có mui. Có thể kể tên một số loại xuồng thông dụng: xuồng cuôi là loại xuồng mình hơi bầu, sức chở khá, di chuyển vững; xuồng câu mình thon dài, mũi xuồng nhọn vót, bơi hoặc chống lướt nhanh trên mặt nước; xuồng ba lá là xuồng đóng có ba lá be: một lá be làm đáy xuồng và hai lá be làm hông. Xuồng tam bản khác xuồng ba lá là đáy xuồng tam bản cong còn xuồng ba lá đáy bằng. Đối với người dân vùng sông nước miền Tây Nam Bộ, chiếc xuồng đã gắn bó với cuộc đời họ từ lúc sinh ra cho đến khi lớn lên, biết đi lại, học hành, lúc se duyên nên vợ nên chồng cho đến lúc tuổi già, răng long đầu bạc. Chiếc xuồng vùng sông nước thủy chung với con người như tấm áo mảnh khăn.

Có thể phân biệt cách thức di chuyển giữa xuồng và ghe như sau: Ghe chài dùng tàu kéo hoặc ủi vì trọng tải quá lớn. Các loại ghe khác thường đặt máy bên trong ghe hoặc bên ngoài ghe để di chuyển. Riêng ghe tam bản nhỏ di chuyển trên sông rạch gần hơn, những người đưa đò thường chèo bằng hai chèo hai bên gần lái ghe. Chèo ghe bắt buộc phải đứng. Có loại chỉ có bánh lái, người chèo ghe dùng chân để lái ghe cho ngay. Có loại ghe không có bánh lái lớn, chỉ có bánh lái nước, nghĩa là bánh lái ngầm khuất dưới nước, người chéo ghe phải dùng chèo vừa chèo vừa lái. Nếu không rành, chèo dễ lủi hoặc cứ quay vòng tròn đi không tới được.

Còn xuồng thì chỉ có thể dùng cây dầm để bơi, chứ không gọi là chèo xuồng được. Bơi xuồng thì tư thế ngồi. Cây dầm hình thức như cây chèo nhưng nhỏ hơn nhiều, vừa tay người cầm. Tất cả dầm hoặc chèo đều làm từ loại cây sao hoặc cây thao lao cho nhẹ nhàng.

Còn có loại xuồng đục hay ghe đục là những chiếc xuồng hoặc ghe này người ta đục những lỗ lù để nước sông ra vô tự nhiên, dùng rộng cá, chở cá đi xa mà không bị chết. Dĩ nhiên người ta phải làm hai cái bửng ở hai đầu để nước không chảy luôn tuồng làm cho ghe dễ bị chìm.

Ở Nam Bộ, ngoài ghe, xuồng, ở các vùng có nhiều mương nhỏ lại có loại phương tiện di chuyển gọi là “chẹt”. Chẹt có kích thước nhỏ gọn dễ di chuyển qua các khúc mương nhỏ. Thường bề ngang mỗi chiếc khoảng 0.5m, có độ dài từ 1m-1.5m. Loại ván gỗ làm chẹt cũng là loại rẻ tiền, thường làm từ gỗ cây mù u có sẵn trong vườn. Cây chèo của chẹt thường làm bằng gỗ sao để có độ chắc, bền và đẩy chẹt đi được nhanh.

Sông ngòi nhiều khiến cho giao thông đường bộ càng thêm khó khăn, bởi vậy trong nhân dân đã hình thành cả một nghệ thuật bắc cầu. Trên đất Việt Nam, đi đến đâu ta cũng có thể bắt gặp những cây cầu bắc qua sông ngòi, kênh rạch làm bằng đủ các loại chất liệu khác nhau: cầu tre, cầu gỗ, cầu đá… Ở những vùng miền núi có loại “cầu mây” bắc qua khe núi, vực thẳm, chơi vơi trên cao như mây bay. “Cầu ngói” có mái che lợp ngói, có thể ung dung đi qua cầu như đi dạo mát, trên cầu có thể có cả ghế để nằm, ngồi. “Cầu chùa” không chỉ có mái che, ghế nghỉ mà còn có cả chùa trên cầu cho người đi qua ghé lại viếng Phật. Ngoài nhũng loại cầu được bắc cố định, người Việt Nam còn biết làm cầu di động bằng tre gỗ (cầu phao), hoặc bằng thuyền ghép lại (cầu thuyền). Nằm vắt ngang trên những dòng sông, các kênh rạch ở vùng Tây Nam Bộ là những chiếc cầu ván, cầu khỉ. Cầu ván là những cây cầu có trụ là những thân cây gỗ, mặt cầu gồm nhiều thanh ván nhỏ đóng đinh để ghép lại với nhau. Cầu khỉ là những cây cầu mà người ta phải đi qua trên một thân cây độc nhất, thân cầu có thể làm bằng cây dừa, cây tre hoặc một thân cây gỗ tràm, bạch đàn… Đi qua cầu người ta có cảm giác chênh vênh, giống như làm xiếc trên dây.

Cầu ván và cầu khỉ đã ăn sâu vào máu thịt của người dân miền sông nước Nam Bộ. Từ khi mới chào đời, những đứa trẻ đã được mẹ ru bằng câu hát:

“Ví dầu cầu ván đóng đinh,

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi…”

Do điều kiện sống, và những tập quán đã ăn sâu vào máu thịt có thể thấy tính cách sống khác nhau giữa người dân ở hai miền. Miền Bắc thì ăn chắc, mặc bền; miền Nam thì tạm bợ, làm đến đâu ăn đến đó. Điều này cũng đã thể hiện rõ nét qua cấu trúc bắc cầu của người dân ở hai miền.

Những người sống bằng nghề sông nước (chài lưới, chở đò, buôn bán trên sông) thường lấy ngay thuyền bè làm nhà ở: đó là các nhà thuyền, nhà bè; ở những vùng hay bị ngập lụt, quanh năm sống trong sông nước nhiều gia đình quần tụ thành những làng nổi, xóm chài. Những làng nổi gồm hàng trăm nhà bè nuôi cá ở kề nhau trải dài trên cả một khúc sông. Có nhà dài trên 30m, ngang trên 10m, đáy sâu 5m bằng gỗ sao, bọc lưới inox, trần lợp simili hoa văn rất đẹp.

Ngay ở Thành phố Hồ Chí Minh, cách đây khoảng 10 năm, dọc theo các kênh rạch là những khu nhà sàn nửa trên cạn, nửa dưới nước, sàn làm bằng ván, các trụ cột bằng bêtông hay những cọc gỗ cắm sâu dưới nước.

Cuộc sống trên sông nước cũng dạy cho con người những sáng kiến để kiếm sống bằng chính những sản vật có trong lòng sông nước như tôm, cá, ếch, nhái, rắn, rùa…; đó là sáng kiến chế tạo ra các loại dụng cụ đánh bắt thủy hải sản rất đa dạng. Lưới đánh cá là loại dụng cụ phổ biến nhất cho dù người dân đó sống ở nơi nào: vùng biển hay sông nước, kênh rạch. Chài là dụng cụ đánh bắt cá, tôm trên những dòng sông, những con kênh nhỏ. Chài có cấu tạo bằng lưới, hình dạng giống như những chiếc ô (dù), phía dưới có những cục chì nặng để khi quăng chài ra lưới phải bung ra tròn, đều và chìm xuống nhanh. Khi kéo chài lên cá tôm sẽ mắc vào lưới. Vó có hình dạng như chài nhưng to hơn nhiều, có cây trụ có thể nâng lên hạ xuống trên mặt sông. Thường người ta hay đặt vó ngay con sông trước cửa nhà, tôm cá bơi ngang sẽ mắc vào lưới vó. Loại dụng cụ đánh bắt đơn giản nhất và cũng thường được sử dùng nhất là những chiếc cần câu. Chỉ với một chiếc cần tre hoặc trúc, một sợi dây cước, một chiếc lưỡi câu, trẻ con vùng sông nước có thể kiếm sống hàng ngày bằng những chiến lợi phẩm thu được là những con cá đồng béo ngậy, những chú ếch da căng bóng. Ngoài ra còn các loại dụng cụ bắt cá thông dụng như: lợp, nò, đó; những cái trúm đặt lươn…

Chợ nổi trên sông là một nét văn hóa đặc trưng của những vùng sông nước Nam Bộ. Các chợ nổi rất nổi tiếng như chợ nổi Cái Răng, Phụng Hiệp ở Cần Thơ; chợ nổi Long Xuyên ở An Giang. Trên chợ nổi, khung cảnh mua bán diễn ra với hàng trăm ghe thuyền tấp nập, ken cứng nhau. Người ta dùng một chiếc sào dài, treo mặt hàng muốn bán lên chiếc sào ấy để làm hiệu. Chợ trên mặt đất có bán thứ gì thì chợ nổi có bán thứ ấy. Cái ồn ào náo nhiệt của chợ nổi không thua gì ở chợ trên mặt đất, cũng những tiếng mời chào trả giá… kèm theo những nụ cười mền sông nước hồn hậu làm mát lòng người mua.

Nếu như ở vùng sông nước Tây Nam Bộ, đi thuyền trên sông nước nghe đờn ca tài tử là một hình thức giải trí trên sông mang đậm chất Nam Bộ thì ở miền Bắc, nét văn hóa đặc trưng của những vùng sông nước là loại hình nghệ thuật múa rối nước.

Múa rối thì hầu như dân tộc nào cũng có, còn múa rối nước thì trên thế giới chỉ có duy nhất Việt Nam có. Nghệ thuật múa rối nước xuất hiện từ thời Lý (1010-1225) Dấu vết múa rối nước còn ghi lại nhiều nơi. Vùng đồng bằng Bắc Bộ có nhiều ao hồ. Mặt nước của những ao hồ đã trở thành sân khấu cho rối nước. Ghế ngồi của khán giả là thảm cỏ xung quanh hồ, ở các làng quê, múa rối nước thường được diễn vào những dịp đón năm mới hoặc trong các lễ hội.

Mỗi con rối là một tác phẩm điêu khắc dân gian. Con rối tạo bằng gỗ, bên ngoài phủ một lớp sơn, ngâm nước không thấm. Nghệ nhân khi biểu diễn phải ngâm mình trong nước để điều khiển con rối. Nhạc đệm là bộ gõ gồm trống, mõ, thanh la… Nhân vật tiêu biển nhất là chú Tễu, thân hình tròn trĩnh, nụ cười hóm hỉnh lạc quan. Mở màn, chú Tễu xuất hiện vui vẻ, nghịch ngợm làm nhiệm vụ giáo đầu dẫn chuyện. Trong kho tàng múa rối nước, có 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết mục mới xây dựng đã làm say lòng khán giả trong nước và quốc tế.

IV. KẾT LUẬN

Không chỉ giữ một vị trí hết sức quan trọng về khía cạnh giá trị kinh tế, vật chất hay trong những thói quen sinh hoạt hàng ngày mà sông nước còn đóng một vai trò to lớn về mặt văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam từ bao nhiêu đời nay.

Hình ảnh sông nước ăn sâu và tâm khảm đến mức mọi mặt sinh hoạt của đời sống con người đều lấy con thuyền và sông nước làm chuẩn mực và đối tượng so sánh trong hàng loạt cách nói dân gian (ca dao, thành ngữ, tục ngữ).

Chẳng hạn như khi bàn về ý chí và nghị lực trong cuộc sống thì có các câu: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”; “Chết trong hơn sống đục”…

Khi nói về những kinh nghiệm trong làm ăn thì ông cha ta có những câu như:

Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”; “Bồi ở, lở đi”; “Bắc cầu mà noi, không ai bắc cầu mà lội”; “Chết sông chết suối, không ai chết đuối đọi đèn”…

Khi nói đến tiết kiệm thì: “Buôn tầu buôn bè không bằng ăn dè hà tiện…

Về việc chọn nơi cư trú thuận lợi: “Nhất cận thị, nhị cận lân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền”.

Để nhắc đến việc sinh nở khó nhọc của người phụ nữ:

Đàn ông đi biển có đôi,

đàn bà vượt cạn mồ côi một mình”…

Nói về sự khôn ngoan, nham hiểm của con người thì:

Đố ai ăn xuống vực sâu,

mà đo miệng cá uốn câu cho vừa”

Hay:

- “Dò sông dò biển dễ dò

đố ai lấy thước mà đo lòng người”

- “Chắp tay vái lạy con sào,

nông sâu đã biết, thấp cao đã từng”…

Trong quan hệ vợ chồng và tình yêu nam nữ thì có những câu như:

- “Thuyền theo lái, gái theo chồng;

- “Thuyền về có nhớ bến chăng,

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

- “ Thuyền anh mắc cạn lên đây,

mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền”

- “Chiếc thuyền kia nói có,

Chiếc ghe nọ nói không,

Phải chi miếu ở gần sông,

em thề một tiếng kẻo lòng anh nghi”…

Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người Việt Nam cũng thường dùng những lời nói: “Nhìn nhau đắm đuối”, “chìm đắm trong suy tư”, “bơi trong khó khăn”, “thời gian trôi nhanh”,”ăn nói trôi chảy”, “Hồ sơ bị ngâm lâu”, “thân phận bọt bèo”, “trông sạch nước cản”, “suối tóc”, “mặt trời lặn”, “làn sóng đấu tranh”, “nước sơn”, “nước thép”…

Đo thời gian, người Việt thường nói: “đã bao nhiêu nước chảy, bèo trôi… Nói về sự vất vả của đường xá xa xôi: “lặn lội đến thăm nhau”, Đi nhờ xe của ai một đoạn gọi là “quá giang”; Loại xe khách liên tỉnh, người Nam Bộ gọi là xe đò - tức là ngay cả đi trên bộ hẳn hoi, người Việt vẫn luôn nghĩ và nói theo cách của người đi trên sông nước.

Người Việt Nam từ ăn, nói, đi lại đều ít nhiều có liên quan đến sông nước; thậm chí ngay cả quan tài để chôn người chết thời Đông Sơn cũng được làm theo hình con thuyền (mộ cổ Việt Kê - Hải Phòng). Rồi đến khi chết về “thế giới bên kia” cũng được người Việt Nam hình dung là nằm ở một vùng sông nước (về nơi chín suối) và linh hồn của người chết phải đi đến đó bằng thuyền (tục chèo đò đưa linh)…

Trên đây là những minh chứng cho thấy sự gắn bó keo sơn giữa người dân Việt Nam đối với sông nước. Con người Việt Nam với bản chất cần cù, chịu thương, chịu khó, với trí tuệ sẵn có của mình đã thích ứng hòa nhập tuyệt vời với thiên nhiên của đất nước mình, bắt thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống của chính mình, biến cái không thể thành cái có thể, biến cái vô hình thành cái hữu hình chứng minh cho toàn thể nhân loại thấy được những nét văn hóa hay, đẹp, rất phong phú mà cũng rất đa dạng, rất riêng và rất Việt Nam.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, 2001.

2. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, Hội nhà văn, 2000.

3. Chu Xuân Diên, Cơ sở văn hóa Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, 1999.

4. Phạm Bá Nhiễu, “Nhớ xuồng ghe lũ miền Tây”, tạp chí Quê Hương, 2002.

About Me

Hochiminh-City, Mien Nam, Vietnam
Tiến sĩ Sử học, giảng viên Truong Dai hoc Khoa hoc xa hoi va nhan van - Đại học Quốc gia TP.HCM